Tin mới

Sự tích, ý nghĩa và cách dựng cây nêu trong ngày Tết Nguyên đán 2021

Thứ năm, 11/02/2021, 08:47 (GMT+7)

Cây nêu ngày Tết là gì, sự tích và ý nghĩa cây nêu ngày Tết, cách dựng cây nêu trong ngày Tết là những câu hỏi mà không ít người thắc mắc. 

Cây nêu trong ngày Tết là gì?

Về bản chất, cây nêu là cây được dựng lên trước cổng vào dịp Tết Nguyên đán. Cây nêu được làm từ cây tre có chiều cao khoảng 5-7m, lá dọc thân đã được tước hết chỉ để lại lá ở phần ngọn. 

Phần trên ngọn sẽ được treo đèn lồng hoặc vòng tròn nhỏ có gắn nhiều thứ khác nhau tuỳ theo từng địa phương. 

Cây nêu tượng trưng cho bậc thang bắc lên trời để các vị thần tự do đi lại về nhân giới, giúp đen sinh khí từ đất, trời, giúp mùa màng tươi tốt và bội thu. 

Sự tích cây nêu ngày Tết

Trong văn hoá dân gian của người Việt Nam, truyền thuyết ghi lại rằng khi xưa, quỷ ỷ đông đã áp bức và chiếm hết đất đai của dân làng. 

Cây nêu trong dịp Tết Nguyên đán 2021 mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Ảnh: Internet
Cây nêu trong dịp Tết Nguyên đán 2021 mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Ảnh: Internet

Người phải đi thuê đất của quỷ để trồng lúa và chịu điều khoản 'ăn ngọn cho gốc'. 

Nghiễm nhiên quỷ đã lấy hết thóc và người chỉ còn rơm rạ. 

Thương cho loài người, Phật đã mạch nước cho trồng khoai lang. Đến cuối vụ người thu hoạch hết phần củ để lại quỷ phần lá. 

    >>Xem thêm: Phật độ Trời thương, 3 con giáp này được quý nhân nâng đỡ phủ may mắn tài lộc khắp người

Quỷ liên đổi điều khoản sang 'ăn gốc cho ngọn'. 

Phật tiếp tục bày kể cho người quay lại trồng lúa. Quá bực tức vì 2 vụ liền không thu được gì, quỷ đổi điều khoản 'ăn cả gốc lẫn ngọn'. Phật dạy người cách trồng ngô. Phần bắp ngô ra ở giữa thân cây nên vào cuối vụ, người thu hoạch ngô về chất đầy bồ, quỷ cũng không thu được gì. 

Không thu được nông sản, quỷ đòi lại đất. Phật bảo người đến mua một mảnh đất nhỏ bằng bóng chiếc áo cà sa treo trên ngọn tre. 

Thấy hời, quỷ liên đồng ý. Khi người trồng cây tre xuống, Phật đã hoá phép cho cây tre cao lên tận trời, chiếc áo cà sa mở rộng che khắp mặt đất. 

Quỳ chấp nhận mất hết đất đai đành phải lùi ra biển. 

Quá cay cú, chúng đã mang quân đánh chiếm ruộng đất, biết quỷ sợ vôi bột, lá dứa và máu chó. Phật bảo người dùng những thứ đó để đánh bại lũ quỷ. 

Lũ quỷ bại trận, đã phải than khóc với Phật xin mỗi năm cho chúng vài ngày được về đất liền để thăm phần mộ tổ tiên. Phật đồng ý. 

Kể từ đó, mỗi dịp Tết đến xuân về, quỷ lại được về đất liền, người dân dựng cây nếu trước nhà để ma quý không lại gần phần đất của mình.

Ý nghĩa cây nêu trong ngày Tết

Dễ dàng nhận thấy ý nghĩa chính của cây nêu trong ngày Tết chính là xua đuổi ma quỷ, ngăn không cho chúng đến gần con người vào những ngày lễ trọng đại. 

Ngoài ra, việc dựng cây nếu trước cửa nhà vào dịp Tết cũng giúp gia chủ có nhiều điềm lành, may mắn cũng như kết nối giữa đất và trời, đem lại nhiều sinh khí và vô vàn điều tốt đẹp trong năm mới. 

Cây nêu trong ngày Tết Nguyên đán đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt. Ảnh: Internet
Cây nêu trong ngày Tết Nguyên đán đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt. Ảnh: Internet

Ở vùng núi phía Bắc Việt Nam, cây nêu còn mang ý nghĩa cảm tạ trời đất và mong đươc mùa màng bội thu. 

Cách làm cây nêu trong ngày Tết

1. Thời điểm: 

Cây nêu thường được dựng lên từ ngày 23 tháng Chạp âm lịch, đây là thời điểm các vị thần linh, Táo quân về chầu trời bẩm báo với Ngọc hoàng, do đó không có ai cai quản nhân giới tạo cơ hội cho ma quỷ làm loạn. 

2. Cách làm cây nêu ngày Tết:

Nguyên liệu: 

- Cây tre cao từ 5-7m, thẳng, ngọn xanh mướt, không bị cụt

- Đồ vật trang trí: Đèn lồng, chuông gió, cờ hội, câu đối Tết.

- Đồ vật tín ngưỡng: Túi nhỏ đựng vàng mã, lá dứa, lông gà, lá đa...

- Dây thừng, cọc tre, cọc sắt

- Vôi bột.

Cách làm: 

- Đóng cọc tre, cọc sắt xung quanh vị trí bạn định dựng cây nêu.

- Cố định cẩn thận bằng dây thừng buộc vào cọc cho cây tre thẳng đứng, không bị nghiêng ngả. 

- Phần ngọn của cây tre được treo đồ trang trí với những túi đồ vật theo tín ngưỡng có tác dụng trừ ma quỷ.

- Rắc vôi bột thành vòng tròn xung quanh gốc cây nêu, treo thêm cờ hoa, câu đối đỏ để tăng thêm phần đẹp mắt. 

Hạ cây nêu vào ngày nào?

Trong quan niệm dân gian, cây nêu thường được hạ từ ngày mùng 7 tháng Giêng âm lịch. Dân gian gọi đây là tục lệ Khai hạ. Trước khi tiến hành hạ cây nêu, bạn cần chuẩn bị: 

- Một bàn thờ nhỏ

- Hương hoa- Trái cây có màu đỏ. 

Các gia chủ tiến hành làm lễ thắp hương để báo cáo với các vị thần linh và trời đất rằng việc ăn Tết diễn ra suôn sẻ, gia đình sẽ tiến hành lễ Khai hạ, hạ cây nêu xuống, thao sbor đồ trang trí, bùa bỏ trước cổng của ngôi nhà. Đến khi cây nêu khô héo thì có thể vứt bỏ.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news