Tin mới

Vì sao Việt Nam có ngày Tết nguyên đán mà không theo Tết dương?

Thứ năm, 11/02/2021, 07:36 (GMT+7)

Tết nguyên đán là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Đây là một trong những thời điểm quan trọng nhất năm của người Việt.

Hàng năm, Tết được tổ chức vào ngày mồng 1 tháng 1 theo âm lịch. Trước ngày Tết, thường có những ngày khác để sửa soạn như Tết Táo quân (23 tháng chạp âm lịch) và Tất Niên (29 hoặc 30 tháng chạp âm lịch). Trong những ngày Tết, các gia đình sum họp bên nhau, cùng thăm hỏi người thân, mừng tuổi và thờ cùng tổ tiên…

Nguyên có nghĩa là Khởi Đầu, Đán có nghĩa là Trọn Vẹn. Từ Nguyên Đán mang ý nghĩa đại diện cho sự Khởi Đầu Trọn Vẹn cả 1 năm. Ảnh minh họa
Nguyên có nghĩa là Khởi Đầu, Đán có nghĩa là Trọn Vẹn. Từ Nguyên Đán mang ý nghĩa đại diện cho sự Khởi Đầu Trọn Vẹn cả 1 năm. Ảnh minh họa

Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ. Đời Tam Vương, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng giêng, tức tháng Dần. Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng chạp, làm tháng đầu năm.

Nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức tháng mười một, làm tháng Tết. Các vua chúa nói trên quan niệm về ngày giờ “tạo thiên lập địa” như sau: giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người nên đặt ra ngày tết khác nhau. Đời nhà Đông Chu, Khổng Phu Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. Đời nhà Tần (thế kỷ 3 TCN), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi, tức tháng mười.

ảnh minh họa
ảnh minh họa

Cho đến khi nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần, tức tháng giêng. Từ đó về sau, trải qua bao nhiêu thời đại, không còn nhà vua nào thay đổi về tháng Tết nữa. Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống Gà, ngày thứ hai có thêm Chó, ngày thứ ba có Lợn, ngày thứ tư sinh Dê, ngày thứ năm sinh Trâu, ngày thứ sáu sinh Ngựa, ngày thứ bảy sinh loài Người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc. Vì thế, ngày Tết thường được kể từ ngày mồng một cho đến hết ngày mồng bảy tháng giêng (8 ngày).

Tết Nguyên Đán, hay còn gọi là Tết âm lịch, theo thời gian, người Việt quan niệm đây là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Tết nguyên đán Việt Nam  ảnh hưởng văn hóa của Tết Âm lịch Trung Hoa.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news