Tin mới

Ý nghĩa tục hóa vàng ngày Tết, năm mới Tân Sửu nên hóa vàng vào ngày nào?

Thứ bảy, 13/02/2021, 18:00 (GMT+7)

Sau những ngày Tết chính, mọi gia đình Việt đều thực hiện hóa vàng. Vậy hóa vàng là gì, có ý nghĩa như thế nào, năm mới Tân Sửu nên hóa vàng vào ngày nào?

Hóa vàng là gì, tại sao phải hóa vàng?

Hóa vàng là nghi thức quan trọng trong mỗi dịp Tết của người dân Việt Nam. Theo quan niệm của cha ông ta từ xa xưa, trước bữa cơm tất niên, gia đình đã phải làm một mâm cơm thịnh soạn đặt lên bàn thờ để thắp hương tổ tiên và mời ông bà, tổ tiên cùng về đón Tết với gia đình. Sau khi hết Tết, lễ hoa vàng chính là nghi thức để đưa các cụ về cõi âm.

Hóa vàng là nghi thức cáo lễ tổ tiên và chính thức hết tết trong gia đình
Hóa vàng là nghi thức cáo lễ tổ tiên và chính thức hết tết trong gia đình

Hóa vàng cũng là nghi thức thể hiện sự biết ơn đến các vị thần linh, ông bà tiên tổ và mang theo hy vọng đón một năm mới hạnh phúc, thuận lợi, ấm no.

Với lễ hóa vàng, mỗi gia đình đều làm mâm cơm cũng với đầy đủ các món ăn truyền thống. Có gia đình chỉ làm gói gọn, không mời bạn bè, khách khứa. Có những gia đình còn mời người thân, bạn bè, hàng xóm đến cùng dùng bữa và coi như đây là dịp gặp nhau ngày xuân. 

Sau lễ hóa vàng, người dân cũng chuẩn bị trở lại với công việc và nhịp sống thường ngày.

Năm Tân Sửu 2021 hóa vàng ngày nào là hợp lý?

Việc chọn ngày làm lễ hóa vàng tùy thuộc vào mỗi gia đình, chủ yếu từ mùng 3 đến khoảng mùng 10 Tết Nguyên đán. Điều quan trọng nhất là phải có lễ tạ gia tiên, gia thần và chư vị thánh thần, phật. Theo quan niệm dân gian, có lễ tạ thì tấm lòng của chủ nhà mới được người âm chứng giám.

Ý nghĩa tục hóa vàng ngày Tết, năm mới Tân Sửu nên hóa vàng vào ngày nào? - Ảnh 1

Theo nhiều tài liệu sử học thì mùng 3 vẫn là ngày Tết thầy nên để tổ tiên vẫn ở lại ăn Tết với con cháu. Mùng 4 và mùng 5 mới là ngày tiễn các cụ về cõi vĩnh hằng là hợp lí hơn cả.

Năm mới Tân Sửu 2021, các gia đình có thể lựa chọn hóa vàng vào những ngày này:

Mùng 3 Tết, tức ngày 14/2/2021 dương lịch.

Giờ tốt:  Giờ Thìn (7h-9h), Giờ Ngọ (11h-13h), Giờ Mùi (13h-15h), Giờ Tuất (19h-21h).

Mùng 4 Tết, tức ngày 15/2/2021 dương lịch

Giờ tốt: Mão (5h-7h), Ngọ (11h-13h), Thân (15h-17h), Dậu (17h-19h)

Mùng 5 Tết, tức ngày 16/2/2021 dương lịch

Giờ tốt: (5h-7h), Tị (9h-11h), Thân (15h-17h), Tuất (19h-21h)

Mùng 8 Tết, tức ngày 19/2/2021 dương lịch

Giờ tốt: Thìn (7h-9h), Tị (9h-11h), Thân (15h-17h), Dậu (17h-19h)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news