Tin mới

Những lưu ý trong việc tỉa chân hương cuối năm để không phạm phong thuỷ, gia đạo đặng bình an

Thứ tư, 20/01/2021, 15:04 (GMT+7)

Việc lau bát hương, tỉa chân nhang là việc quan trọng nhất khi dọn dẹp, trang hoàng bàn thờ đón Tết vì vậy cần phải được làm một cách thành kính, cẩn trọng để tránh mạo phạm thần linh, gia tiên.

Bàn thờ và bát hương là biểu hiện tâm linh của mỗi gia đình. Đây là nơi con cháu hướng về tổ tiên, các vị thần linh cầu mong sự Bình An, tỏ lòng hiếu thuận.

Vào dịp cuối năm, các gia đình thường làm lễ quan soái (sửa bát hương) cùng với ngày cúng Ông Công ông Táo. Đối với lễ quan soái thì cần phải làm trước khi làm lễ ông Công, ông Táo.

Sau khi lau bát hương xong, giữ lại 3 chân nhang đẹp nhất và lau chùi sạch sẽ trước khi cắm lại vào bát hương.

Việc lau bát hương, tỉa chân nhang là việc quan trọng nhất khi dọn dẹp, trang hoàng bàn thờ đón Tết vì vậy cần phải được làm một cách thành kính, cẩn trọng.

1. Những vật dụng cần chuẩn bị

Một tấm vải đỏ hoặc vải vàng; Khăn mới, sạch sẽ; Rượu, gừng cả củ.

5 loại nguyên liệu để tạo nước ngũ vị hương gồm: quế khô, hồi khô (2 loại bắt buộc) cùng với các nguyên liệu khác như xả, hương nhu, lá nếp, lá bưởi. Gia chủ có thể chọn mùi hương nào mình thích, đủ 5 loại là được.

Nhiều gia đình để chân hương quá nhiều, tầng tầng lớp lớp năm này qua năm khác. Đó là sự mê tín và có ý khoe khoang để chứng tỏ rằng ta là người tín tâm, chăm thắp hương thờ cúng…

2. Chuẩn bị nước ngũ vị

Đầu tiên, phải tạo nước có 7 mùi hương: Gừng cả củ, không cạo vỏ, không bẻ nhỏ mà để nguyên rửa sạch.

Sau khi rửa sạch, để ráo, để nguyên củ và đập dập, sau đó đem xay trong rư ợu. Ngâm rượu gừng 7 ngày 7 đêm với khoảng 1,5 – 2 lít rượu.

Sau 7 ngày, 7 đêm ngâm rượu gừng, đến ngày rút tỉa chân nhang thì gia chủ đun nước ngũ vị hương. Dùng 5 loại nguyên liệu trên để đun tạo mùi hương, đổ 1 lít rượu gừng vào đun cùng. Sau đó, ngâm khăn sạch trong nước ngũ vị hương.

3. Tiến hành dọn dẹp

Đặt tấm vải vàng hoặc vải đỏ lên bàn, dọn các đồ thờ như cây nến, khay nước, chén nước, hũ tài lộc, lư đồng, bộ ngũ sự, tam sự, lọ hoa… đặt trên tấm vải. Tuyệt đối không được để dưới đất.

Theo các chuyên gia, khi lau dọn bát hương thì cố gắng không làm xê dịch, không xoay hoặc sai vị trí của bát hương. Do đó, những gia đình cẩn thận, dùng keo để dính đáy bát hương với bàn thờ. Nếu vì lý do bất khả kháng thì sau khi lau dọn xong phải thành tâm sám hối và đặt lại đúng như trước.

Sau khi bỏ hết đồ thờ ra khỏi bàn thờ cho thoáng đãng để tiến hành lau dọn, một tay giữ bát hương, một tay nhẹ nhàng rút từng chân nhang ra. (Lưu ý: không rút hết các chân hương và đổ tro ra khỏi bát hương. Đó là việc làm sai hoàn toàn).

Nếu trong bát hương chưa có cốt, gia chủ muốn cho thêm vào thì vẫn phải giữ yên bát hương đó, rồi khéo léo nhồi nhẹ nhàng cốt vào bát hương. Cốt nên bọc trong giấy trang kim mới không cháy.

Rút tỉa chân nhang xong, tiến hành lau dọn ban thờ. Đầu tiên, dùng khăn ngâm nước 5 mùi hương lau bát hương. Lau mặt ngũ nghi trước (phía trước mặt), sau lau 2 bên rồi mới lau phía sau. Nhớ là phải theo thứ tự. Lau bát hương xong, mới lau những đồ thờ còn lại.

Lưu ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news