Tin mới

Bí ẩn 3.000 lính Trung Quốc 'bốc hơi' sau 1 đêm khiến giới sử học tranh cãi gay gắt

Thứ ba, 29/12/2020, 15:52 (GMT+7)

Năm 1937, một tiểu đoàn lính Trung Quốc hành quân đến một ngôi làng và nghỉ chân tại đây. Chỉ sau một đêm, tất cả đều đã biến mất không một dấu vết làm dấy lên những tranh cãi trong giới sử học.

Cuộc chiến giữa Trung - Nhật lần 2 đã chấm dứt 75 năm nhưng có những bí ẩn xoay quanh cuộc chiến này khiến giới sử gia cũng như các nhà khoa học đến giờ vẫn chưa thể lý giải được. Một trong số đó là sự biến mất của một tiểu đoàn lính Trung Quốc sau 1 đêm.

Tháng 12/1937, tiểu đoàn Nam Kinh của Trung Quốc được điều đến Nam Kinh để chi viện khi đế quốc Nhật đã đánh chiếm trước đó. Dưới sự chỉ huy của tiểu đoàn trưởng Li Fu Sien, tiểu đoàn này được lệnh khóa chặt không cho quân Nhật chạy thoát. Điểm mấu chốt chính là cây cầu bắc qua sông Trường Giang nối Nam Kinh với các khu vực lân cận.

Tối 9/12/1937, tiểu đoàn trưởng Li Fu Sien đi ngủ như thường lệ sau khi thị sát binh sĩ đào công sự phòng ngự và tổ chức tuần tra canh gác. Tuy nhiên, ông hoàn toàn bối rối khi được trợ lý đánh thức và báo tin sốc vào sáng hôm sau.

Toàn bộ tiểu đoàn 3.000 người của ông không còn một ai. Điện đàm hay bất kỳ tín hiệu liên lạc nào đều không có phản hồi.

Khi nhóm trinh sát tiếp cận vị trí của tiểu đoàn 3.000 người này, họ nhận thấy các vũ khi vẫn xếp ngay ngắn và không có dấu hiệu được sử dụng. Những đống lửa được nhóm lên trong đêm đông vẫn âm ỉ cháy. Mọi thứ vẫn như nguyên vẹn, không có dấu hiệu cho thấy sự giao chiến nhưng toàn bộ binh sĩ đã không còn.

Lập tức một đơn vị được thành lập ra để điều tra sự mất tích đầy bí ẩn này. Giả thuyết đầu tiên được nhóm sử học đưa ra là toàn bộ tiểu đoàn đã đầu hàng quân Nhật. Tuy nhiên để làm được điều đó, họ phải đi qua cầy cầu bắc qua sông Trường Giang để tiến vào Nam Kinh.

Thế nhưng bộ phận lính cảnh giới lại không thấy một ai qua lại trong chiếc cầu đêm đó. Sau này phía Nhật Bản cũng cung cấp thông tin và không đề cập đến có một tiểu đoàn đầu hàng vào thời điểm tháng 12/1937.

Một giả thuyết khác mang tính thuyết phục hơn được đưa là toàn bộ tiểu đoàn đã đào ngũ do quá mệt mỏi và biết mình không thể xoay chuyển cục diện của cuộc chiến. Họ có thể nhờ sự trợ giúp của người dân Nam Kinh và băng qua một cánh đồng.

Dù vậy, giả thuyết này cũng không có sức thuyết phục, do cánh đồng hoa màu trong vùng khi đó rất trống trải và khó lòng che giấu 3.000 binh sĩ đào thoát.

Báo cáo của Nhật cho thấy họ không chạm trán nhóm lính Trung Quốc nào. Nếu 3.000 binh sĩ cùng đào ngũ, họ rất khó ẩn náu và một số người chắc chắn bị phát hiện sau đó.

Đến tận thời điểm hiện tại, bí ẩn về tiểu đoàn 3.000 lính Nhật mất tích vẫn chưa thể giải đáp dù các sử gia có tranh cãi và đặt ra giả thuyết thế nào đi chăng nữa.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news