Tạp chí National Interest dẫn lời ông Robert Farley, phó giáo sư tại Trường Ngoại giao và Thương mại quốc tế Patterson, ĐH Kentucky, Thổ Nhĩ Kỳ cho biết việc Trung Quốc phụ thuộc vào sự hỗ trợ và công nghệ của Nga sẽ kết thúc trong 10 năm tới.
Chiến đấu cơ đa năng JF-17 của Không quân Pakistan tại triển lãm hàng không Paris 2015 |
Trong bài báo nói về sự thay đổi của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) vào năm 2025, ông Farley nói rằng không quân, hải quân và bộ binh hiện nay của Trung Quốc đã thay đổi đáng kể từ những năm 1990. Vào thời điểm đó, PLA vẫn sử dụng các thiết bị lỗi thời và tập trung vào việc kiếm tiền hơn là chuẩn bị cho một cuộc xung đột. Họ cũng tập trung vào các mối đe dọa đến từ phía bắc hơn là phía đông, theo ông Farley.
Tác giả bài báo cho biết lĩnh vực mà quân đội Trung Quốc vẫn tụt hậu khá xa so với quân đội Mỹ là kinh nghiệm tác chiến. Mặc dù các chiến dịch của Mỹ tại Iraq và Afghanistan có thể mang tính chất tự thiện và có kinh nghiệm hỗn hợp nhưng không thể phủ nhận rằng Mỹ hiện có một đội quân thiện chiến còn PLA thì không.
Ông Farrley nói rằng chưa biết liệu PLA có đang lên kế hoạch bắt đầu một loạt các cuộc chiến vô nghĩa và bất tận để có kinh nghiệm tác chiến hay không. Tuy nhiên, Trung Quốc đang đẩy mạnh các nỗ lực để tạo dựng tri thức dựa trên kinh nghiệm, thông qua việc nâng cao tính thực tế của các cuộc tập trận. Điều này có nghĩa là PLA sẽ làm tăng thêm kinh nghiệm tác chiến trong 10 năm tới
Bắc Kinh cũng muốn chiếm đoạt sự thống trị của Mỹ ở các khu vực duyên hải. Để làm được điều này, các đơn vị của PLA phải mạnh hơn và đoàn kết hơn - điều mà Chủ tịch Tập Cận Bình rõ ràng là đang đạt được.
Trong khi đó, sự phụ thuộc của Trung Quốc đối với các hệ thống vũ khí và công nghệ tiên tiến của Nga sẽ giảm dần. Trong 10 năm tới, ông Farley nói rằng Nga không còn vượt trước Trung Quốc trong các lĩnh vực công nghệ và tổ hợp công nghiệp - quân sự của Bắc Kinh cuối cùng sẽ phủ bóng lên Nga.
Mặc dù một hệ thống đồng minh lấy Trung Quốc làm trung tâm không xuất hiện trong thập kỷ tới nhưng nước này sẽ trở thành 1 trong những nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu của thế giới. Lấy khả năng tiêu thụ tàu ngầm của Thái Lan hay chiến đấu cơ JF-17 đến Argentina là một ví dụ, ông Farley nói rằng các nước mua vũ khí của Trung Quốc sẽ có nhu cầu dài hạn về việc bảo trì, đào tạo, tư vấn và nâng cấp các khả năng. Từ đó, Trung Quốc có thể nhận được lợi ích chính trị cũng như kinh tế.
Bảo Linh (Theo WCT)