Sinh mổ là phương pháp mổ lấy thai thay vì sinh thường qua âm đạo và để lại những vết sẹo dài sau khi phẫu thuật.
Câu chuyện của những bà mẹ đã từng sinh mổ sẽ phần nào hé lộ cảm xúc, suy nghĩ gì và những kinh nghiệm cuộc sống sau khi họ áp dụng phương pháp sinh nở này.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh – Mỹ (CDC), có khoảng 30% trong tổng số các ca sinh nở tại đất nước này được áp dụng phương pháp sinh mổ lấy thai.
Như vậy đủ để thấy sinh mổ không còn quá hiếm gặp trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
Nhưng không phải ai trong số những người phụ nữ sinh con bằng phương pháp này cũng đủ can đảm để chia sẻ về ca sinh của mình, thậm chí công bố hình ảnh vết sẹo mổ dài mà họ sẽ phải chung sống suốt quãng đời còn lại.
Mở đầu chuỗi câu chuyện của những bà mẹ đã từng trải qua phương pháp sinh mổ là lời tâm sự của một phụ nữ cũng chung hoàn cảnh, chị Jessica cho biết: "Không thể phủ nhận 1 điều rằng phẫu thuật lấy thai là trải nghiệm tồi tệ nhất trong cuộc đời tôi.
Nhưng đó cũng là kỉ niệm tuyệt vời nhất khi tôi được tận mắt nhìn thấy con chào đời. Đối với 1 người mới làm mẹ, việc sinh mổ có thể tác động tới tâm sinh lý và thể chất rất nhiều, và tôi cũng không phải ngoại lệ."
Trong suốt quá trình mang thai, người mẹ này đã hình dung rất nhiều về ngày sinh con của mình bởi mẹ của chị cũng sinh thường 6 người con nên chẳng có lí do gì chị lại không làm được.
Chị nghĩ đó sẽ là cảnh sinh con ngay tại nhà, bạn bè quay quần chúc mừng, nữ hộ sinh đỡ đẻ và trao em bé cho chị.
Nhưng trái với tưởng tượng, các bác sĩ thông báo chị bị cạn nước ối và phải tiến hành phẫu thuật lấy thai để đảm bảo an toàn.
Và sau đó là chuỗi thời gian người mẹ này nằm trên giường mổ để bác sĩ gây tê, từng đường dao sắc lẹm như muốn rút sạch ruột gan đã khiến chị không tránh khỏi cảm giác bị sốc.
Bé trai khỏe mạnh chào đời sau ca phẫu thuật có lẽ là điều tuyệt vời nhất chị cảm nhận được lúc đó.
Sau tất cả, chị không hề muốn phải trải qua sinh mổ thêm một lần nào nữa mặc dù ca mổ của chị đã thành công, chị không gặp biến chứng nào sau sinh ngoài sự căng thẳng, mệt mỏi.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến người mẹ phải thực hiện phương pháp mổ lấy thai, trong đó có cạn nước ối, ngôi thai ngược…
"Một tuần sau khi mổ, tôi đã quay lại bệnh viện vì quá lo lắng về những lời dặn của y tá rằng nếu phát hiện triệu chứng nào bất thường như đau bụng, buồn nôn, đau chân, đau lưng hay đau đầu dai dẳng, tâm trạng bồn chồn quá mức thì đó là dấu hiệu biến chứng, tổn thương bên trong thì cần đến khám lại ngay.
Thật may, một nữ y tá trạc tuổi tôi đã động viên tôi rằng cô ấy cũng đã từng trải qua sinh mổ 1 năm về trước với những bất tiện và cảm giác khó chịu tương tự.
Và tôi chỉ mới sinh được 1 tuần thôi, nên không cần quá lo lắng. Cô ấy khuyên tôi nên nghỉ ngơi để cơ thể hồi phục dần dần."
Một số bà mẹ có thể gặp phải biến chứng trong và sau khi phẫu thuật lấy thai, nhưng cũng có rất nhiều bà mẹ sinh mổ an toàn và không hề gặp biến chứng gì.
"Lời khuyên của tôi là hãy tìm hiểu về tất cả các phương pháp sinh nở. Bạn nên nghĩ rằng mọi chuyện đều có thể xảy ra, và sinh mổ không phải lỗi do bạn", Jessica chia sẻ.
Không phải ai trong số những người phụ nữ sinh con bằng phương pháp này cũng đủ can đảm để chia sẻ về ca sinh của mình, thậm chí công bố hình ảnh vết sẹo mổ dài mà họ sẽ phải chung sống suốt quãng đời còn lại.
Chúng ta hãy cùng lắng nghe thêm nhiều câu chuyện khác của những bà mẹ đã từng trải qua sinh mổ để hiểu thêm về những tâm tư, suy nghĩ và kinh nghiệm mà họ có được.
Đó có thể là những câu chuyện chưa từng được chia sẻ ở bất cứ nơi đâu về ca sinh mổ của họ, là những vết sẹo mổ dài hàng chục cm ở phần bụng dưới mà họ sẵn sàng cho người đọc xem, là những kinh nghiệm quý báu họ muốn chia sẻ đến chị em phụ nữ để cùng đồng cảm và thấu hiểu nhiều hơn.
Chị Nhu An
"Tôi hoàn toàn không muốn sinh mổ chút nào. Nhưng bạn thấy đấy, bây giờ tôi hoàn toàn bình phục và khỏe mạnh, vết sẹo cũng đã lành lại. Đôi khi tôi còn ngạc nhiên là sao em bé của mình có thể chui ra từ vết sẹo đó.
Mặc dù đôi lúc vẫn còn băn khoăn vì không thể sinh thường, nhưng tôi cho rằng nỗi ám ảnh đó sẽ còn tệ hơn nếu nó cứ dai dẳng và lan truyền sang thế hệ sau về việc sinh mổ".
Chị Julia
"Tôi không hề nghĩ rằng mình sẽ sinh mổ và không lên kế hoạch gì hết. Nhưng khi thai của tôi được 28 tuần thì tôi bị vỡ ối, sau hai giờ cố gắng sinh thường thì nhịp tim của con tôi giảm vì vậy các bác sĩ đã quyết định đưa tôi đi mổ cấp cứu.
Tại thời điểm đó, tôi chưa hề chuẩn bị cho việc sinh nở, tôi vẫn chưa đọc nhiều về phương pháp sinh con hay tham gia lớp học tiền sản nào.
Bốn năm đã trôi qua, nếu tiếp tục sinh con thứ hai, chắc chắn tôi sẽ lên kế hoạch thật kĩ càng và chọn sinh mổ để tránh những rủi ro."
Chị Cait
"Lần tôi sinh con trai đầu lòng là sinh mổ cấp cứu. Lúc đó tôi đã quá ngày sự sinh những 11 ngày.
Nhưng sau 18 tiếng nằm trên bàn đẻ để cố sinh thường, em bé vẫn mắc kẹt không thể chui ra ngoài. Bác sĩ thông báo tôi cần mổ khẩn cấp trong vòng 7 phút nếu không con trai tôi sẽ bị ngạt.
Lần sinh con thứ 2 cũng là lúc thai được 41 tuần. Tôi thực sự nghĩ mình đã cố gắng hết sức và làm đủ mọi cách để có thể sinh thường nhưng kết quả là tôi vẫn phải đi mổ và bây giờ nghĩ lại, tôi cảm thấy ổn hơn rất nhiều."
Chị Brandy
"Nếu bạn phải lựa chọn giữa sinh thường và sinh mổ vì một số vấn đề phát sinh, đừng sợ hãi và quá lo lắng khi sinh mổ. Chỉ cần bạn tin tưởng các bác sĩ, tin vào bệnh viện và chuẩn bị tâm lý thật tốt thì mọi chuyển sẽ ổn thôi.
Tôi đã từng nghe một số câu chuyện không may xảy ra, nhưng đối với những người tôi quen biết đã từng sinh mổ thì họ đều nói rằng đó là một trải nghiệm không quá khó khăn chút nào. Để lại sẹo thì sao chứ, sẹo không có nghĩa là bạn bớt đẹp hơn đâu. "
Chị Kathleen
"Còn tôi thì sinh mổ do ngôi thai không thuận mặc dù tôi đã cố gắng thực hiện phương pháp xoay ngôi thai ở tuần thứ 37 và hàng loạt các biện pháp khác nhưng không thành.
Mặc dù cảm thấy như bị lừa và không thể tận hưởng cảm giác sinh thường nhưng tôi nhận ra rằng, tôi biết đồng cảm hơn với những người phụ nữ bị vô sinh, không thể có con hay không thể cho con bú mẹ.
Tôi nhớ rất nhiều người đã nói: Một khi đứa trẻ chào đời an toàn và khỏe mạnh thì những đau đớn hay là phải sinh mổ cũng không còn ý nghĩa mấy nữa.
Bạn hãy chuẩn bị thật tốt và nhờ sự giúp đỡ bởi 1 tuần sau khi mổ sẽ đau một chút và bạn chưa thể hồi phục sức khỏe ngay được.
Hãy ngồi dậy tập đi ngay khi có thể, vết mổ sẽ lành lại, cơn đau cũng dần qua đi. Sinh mổ không có gì là xấu miễn là bạn tin ở bản thân và đội ngũ y bác sĩ".
Thu Phương