Các chuyên gia về thời gian tuyên bố hệ thống đồng hồ nguyên tử trên toàn thế giới sẽ tự động bổ sung 1 giây vào ngày 30/6/2015 do tốc độ quay của trái đất giảm.
Theo tuyên bố của Tổ chức quốc tế về Sự xoay của Trái Đất và Các hệ thống tham chiếu có trụ sở tại Paris, ngày 30 tháng 6 năm 2015 sẽ được thêm vào 1 giây để đồng bộ thời gian trên đồng hồ nguyên tử với thời gian xoay của Trái Đất. Đây là một việc làm cần thiết do Trái Đất đang tự quay với tốc độ chậm dần. Tuy nhiên, hành động này lại cực kỳ đáng lo ngại đối với các hệ thống máy tính, trang mạng và dịch vụ internet trên khắp hành tinh.
Tổ chức quốc tế về Sự xoay của trái đất và Các hệ thống tham chiếu (International Earth Rotation and Reference systems Service - IERS) tại Paris vừa thông báo họ quyết định bổ sung thêm một giây vào phút cuối cùng của ngày 30/6/2015.
Trái đất mất 86.400 giây để hoàn thành một vòng quay 360 độ quanh trục xoay. Tuy nhiên, tư thế nghiêng của quả đất lại bị lực hút của Mặt trăng, Mặt trời và thủy triều lớn trên các đại dương tác động, kìm giữ vòng quay khoảng thời gian bằng một giây.
Kết quả là thời gian Trái đất chậm hơn so với Thời gian Nguyên tử Quốc tế (TAI) - sử dụng dao động của các nguyên tử để đo thời gian với độ chính xác vài nghìn tỷ phần giây.
TAI được duy trì bằng hàng trăm đồng hồ nguyên tử trên thế giới, tính toán những dao động trong nguyên tử của phân tử hóa học caesium, phân chia một giây thành 10 tỷ phần nhỏ hơn. Với độ chính xác cao như trên, phải tới 300 triệu năm, đồng hồ nguyên tử mới chậm 1 giây.
Với khoảng 7,25 tỷ người trên hành tinh, sự kiện một phút không chỉ có 60 giây mà kéo dài tới 61 giây này không có gì đáng kể nhưng với giới khoa học, hiện tượng này mang ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Mỗi khi thời gian được cho thêm một giây, các máy tính trên thế giới cần phải được điều chỉnh bằng tay - thao tác được cho là tăng nguy cơ bị lỗi. Máy tính dữ liệu trên Trái đất có thể không cần phải tuyệt đối chính xác như đồng hồ nguyên tử nhưng vẫn cần phải có sự chính xác cao trong thời gian nội bộ.
Còn với hệ thống chính xác cao như vệ tinh và một số mạng lưới dữ liệu sẽ phải tính đến giây thừa này nếu không sẽ gây ra thảm họa về tính toán.
Do những ảnh hưởng nghiêm trọng mà nó mang lại nên người ta đang tranh cãi việc có nên tiếp tục bổ sung giây nhuận nữa hay không. Một chính khách Hoa Kỳ cho rằng "các giao dịch tiền bạc bị thực hiện sai hoặc các phương tiện giao thông có thể chệch hướng hàng chục mét nếu hoạt động xảy ra trong lúc thêm giây nhuận." Tuy nhiên, nếu chúng ta không tiếp tục đồng bộ thời gian, liên kết nguyên thủy giữa khái niệm ngày đêm và sự quay của Trái Đấy có thể bị gián đoạn mãi mãi. Nguyên nhân là do hệ thống tính thời gian của chúng ta có thể thỉnh thoảng chứa thêm 1 giây nhuận, nhưng nếu đó là 1 phút hoặc 1 giờ là không thể