Tin mới

Xôn xao tấm pano kỷ niệm 30/4 "cẩu thả" tại Hà Nội

Thứ năm, 23/04/2015, 12:34 (GMT+7)

Một tấm pano kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước được làm cẩu thả, dựng tại một số con phố của Hà Nội đang gây bức xúc cho người dân.

Một tấm pano kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước được làm cẩu thả, dựng tại một số con phố của Hà Nội đang gây bức xúc cho người dân.

Tấm pano được làm một cách "cẩu thả" chào mừng ngày 30/4 được treo ở nhiều tuyến đường của Thủ đô Hà Nội với hình ảnh cắt ghép người phụ nữ với cánh tay cùng bó hoa hướng dương không ăn nhập với nhau đang khiến dư luận hết sức bức xúc, phản cảm.

Tấm pano chào mừng ngày 30/4 được cắt ghép cẩu thả.

Tấm pano này có dòng chữ "Chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước", kèm theo đó là hình ảnh người phụ nữ mặc áo dài trắng ôm bó hoa hướng dương cùng cây cầu bắc ngang hồ Thủ Lệ và những tòa nhà cao tầng.

Tuy nhiên, sự "kỳ dị" lại nằm ở chính người phụ nữ này.

Trong hình, người phụ nữ tay phải cầm bó hoa hướng dương, tay  trái giơ cao. Nhưng ngay khi vừa nhìn vào, người xem đã có thể nhận thấy đây là một hình ảnh được dựng lên bằng thủ thuật cắt ghép ảnh hết sức cẩu thả.

Bàn tay phải của người phụ nữ này cũng như bó hoa hướng dương không hề có sự ăn nhập với nhau và tổng thể chung của bức ảnh.

Thậm chí, cánh tay trái của người phụ nữ đang giơ lên cao dường như đã được "mượn" của người khác lắp vào bức ảnh.

Bàn tay này hoàn toàn khác so với hình ảnh của cánh tay phải, đồng thời, chỉ cần quan sát qua cũng có thể thấy cánh tay trái này được "mọc" ra từ... cổ của người phụ nữ in trên tấm pano còn bàn tay thì chỉ có... 4 ngón.

Sáng nay 23/4, tấm pano này vẫn còn hiện diện trên đường Xuân Thủy, Cầu Giấy.

Trao đổi về vấn đề này, ông Hình ảnh Hà Nội thay khẩn cấp pano “kì dị” chào mừng 30/4 trong đêm số 2

Tấm biển mới thế chỗ cho Pano 'kì dị" bàn tay 4 ngón ở ngã tư Kim Mã - Nguyễn Chí Thanh

Tấm pano mới ở cuối đường Kim Mã.

Theo ghi nhận của PV vào sáng nay (23/4), chỉ có tấm pano tại khu vực phố Đội Cấn (Ba Đình) đã được tháo đi, còn lại tại đường Kiều Mai, đầu đường Văn Tiến Dũng (Bắc Từ Liêm), khu vực sinh viên Dịch Vọng (Cầu Giấy) vẫn còn nguyên.

Đức Thuận

 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news