Đó là cuộc đời chìm nổi và đầy biến động của đại gia gốc Việt nổi tiếng ở Mỹ - Trần Đình Trường.
Sang Mỹ lập nghiệp với 2 va li đầy ắp tiền vàng
Ông Trần Đình Trường sinh năm 1932, quê ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Năm 1975, ông bắt đầu sang Mỹ với hai chiếc vali đầy ắp tiền và vàng. Hiện nay, ông Trường là tỉ phú gốc Việt ‘rạng danh’ trên đất Mỹ, bởi tên tuổi của ông được gắn liền với khách sạn Opera, khách sạn Carter, cũng như khách sạn sang trọng Lafayette ở Buffalo, New York.
Ông Trần Đình Trường và những người bạn. Ảnh: Tamnhin |
Ông Trường khởi nghiệp ở miền Nam bằng nghề mua bán hàng hóa, quân trang quân dụng, sau đó ông lập công ty vận tải lớn nhất của miền Nam lúc đó, mở rộng với 24 thương thuyền, hàng trăm xe tải và làm chủ cả một bến cảng.
Năm 1959, ông Trường gặp cô thiếu nữ mới 16 tuổi tên là Nguyễn Sang khi cô này giành vương miện hoa hậu trong cuộc thi do tờ báo Phụ Nữ Ngày Mai tổ chức. Theo các lời khai của bà Sang thì hai người lấy nhau ngày 1.1.1960 qua một hôn lễ dân sự và hai người sống chung từ đó cho tới khi ông Trường qua đời.
Sau năm 1975 ông Trường cùng gia đình sang Mỹ với 2 va li đầy vàng vì không kịp rút tiền khỏi ngân hàng. Trong một cuộc phỏng vấn của báo The New York Times năm 1994, ông nói số vàng đem theo trị giá “có thể là một triệu đô la”, sau đó sửa lại rằng giá trị “dưới một triệu đô la”.
Nhưng Nguyễn Văn Thanh, một thiếu niên đã được ông Trường nhận làm con nuôi ở Việt Nam, thì khai đã rời Việt Nam cùng con tàu với ông Trường và được giao xách theo hai va li, “một chứa khoảng 7 triệu USD tiền mặt và va li kia chứa khoảng 25 kg vàng” tất cả đều của ông Trường.
Khi ra đi, ông cũng để lại Việt Nam cho bà Ngữ và các con của bà này một khoản tiền mặt và vàng nhiều “ngoài sức tưởng tượng tính theo giá trị ngày nay” (theo lời khai của một trong những con trai của bà này sau đó).
Ông Trần Đình Trường và khách sạn thuộc sở hữu của mình tại Mỹ |
Cũng chính trong năm này, ông mua khách sạn Opera với 23 tầng, chỉ chuyên phòng đơn, trên đường 77 khu Broadway. Tại khách sạn này ông lấy hẳn 1 tầng để sống cùng bà Sang, các con bà này và hai người tình Nguyễn Thị Châm và Phan Hoa. Riêng người tình thứ 3 là bà Hưng không chịu ở chung với những người khác nên sống riêng với con mình ở tầng khác.
Năm 1985, ông Trường mua thêm khách sạn Kenmore với 641 phòng ở đường East 23, với giá 7,9 triệu USD. Lúc bấy giờ, đây là khách sạn phòng đơn lớn nhất ở New York.
3 năm sau, ông mua khách sạn Carter nằm ở ngay trung tâm của quảng trường Thời đại - New York. Khách sạn này được biết đến với dịch vụ hoàn hảo, là một trong những khách sạn hạng nhất nước Mỹ với với 25 tầng và 700 phòng. Đặc biêt, khách sạn này được biết đến với cái tên là “khách sạn giá rẻ”.
Tiếp đến là khách sạn sang trọng Lafayette ở Buffalo, New York. Khách sạn này của ông Trần Đình Trường được ghi danh trong bộ địa danh lịch sử Hoa Kỳ về người giàu nhất.
Ông Trường từng được xem là một trong những người Việt giàu nhất thế giới với khối tài sản lên tới hơn 1 tỷ USD.
Cuộc chiến tài sản của 5 bà vợ và 16 người con
Sau khi qua đời ở tuổi 81 vào năm 2012, ông đã để lại cả một gia tài trị giá 100 triệu đô la Mỹ, ít nhất 16 người con với 5 người phụ nữ không hôn thú, trong đó có một người tự nhận là vợ chính thức của ông. Tuy nhiên, khi qua đời ông lại không trăng trối hay để lại bất kỳ di chúc nào. Chính điều này đã dẫn đến một cuộc chiến tài sản sau đó giữa những người thân cận của ông.
Ngay ở thời điểm năm 2012, cái chết của ông Trường được cho là chỉ làm căng thẳng giữa các thành viên gia đình tăng thêm. Trong hai ngày trời, họ tranh cãi tại tòa về việc ai có quyền đứng ra phát tang, điều hành tang lễ.
|
Ông Trường (bên phải) và người vợ tên Sang (đứng sau) |
Lúc này bà Ngu Thi đã chết. Bà Sang tuyên bố là vợ duy nhất còn sống của ông Trường do vậy có quyền thừa kế một nửa tài sản. Mười người con của những bà vợ khác cùng nhau chống lại bà Sang, cho rằng bà chưa bao giờ kết hôn với ông Trường, một bởi vì ông trước đó đã lấy bà Ngu Thi và bà Sang cũng không đưa ra giấy tờ nào chứng minh tuyên bố của bà.
Thêm nữa, họ chỉ ra rằng từ năm 2001, bà và ông Trường cũng khai là “độc thân” khi làm thủ tục thuế. Tuy nhiên, “liên minh” chống bà Sang sớm tan vỡ, đặc biệt là do các luật sư nói số tiền chi phí tư vấn pháp luật còn nợ của nhóm này lên đến 500.000 USD và rút lui khỏi vụ kiện….
Tin tức trên báo Dân Việt cho hay, tháng 5.2014, một thẩm phán của Tòa Gia Đình phán quyết rằng, chuyện một trong những phụ nữ có liên hệ với ông Trường từng khai trong hồ sơ thuế của bà ta là độc thân không ảnh hưởng gì đến chuyện bà ta khai đã kết hôn với ông, và vì vậy có quyền hưởng một nửa tài sản ông ta để lại. Phán quyết này đã mở đường dẫn đến một cuộc chiến trước Tòa liên quan đến 30 hoặc nhiều hơn nữa - những người nhận là thừa kế.
Tất cả những người liên quan đến vụ tranh chấp tài sản này, hoặc qua luật sư hoặc trực tiếp, đều từ chối lời yêu cầu phỏng vấn báo chí, nhưng họ đều đã kể chuyện của mình trong một núi tài liệu nộp trước tòa. Duy nhất một điều không khác biệt trong quan điểm của tất cả mọi người dự phần trong cuộc tranh chấp này là “kẻ khác đang nói dối.”
Trong một lời khai nộp trước tòa của bà Nguyễn Thị Hưng- một trong số những người tự nhận là vợ của ông Trường, nói rằng, khi còn ở miền Nam, Việt Nam, ông Trường sống không phải với một phụ nữ mà “cùng lúc với nhiều người đàn bà”.
Bà Hưng khai: “Thời đó, chuyện 1 người đàn ông có quan hệ với nhiều phụ nữ không phải là vợ, là chuyện hết sức bình thường”. Suốt thời gian này ông Trường luân phiên sống với tất cả những người phụ nữ có quan hệ với mình cùng với con cái những bà này.
Marc Bogatin, từng là luật sư đại diện cho ông Trường, bây giờ đại diện cho một trong những con gái của ông nhận xét rằng “Ông ấy cố gắng làm người cha cho tất cả các con của mình, và đối với một người có rất nhiều con thì người như ông Trường thật là người cha tận tâm”.
Tuy nhiên bà Sang, người tự nhận là vợ chính thức của ông Trường, đã bác bỏ những lời khai này. Bà Sang khai trước Tòa phủ nhận chuyện ông Trường đã sống luân phiên với những phụ nữ khác. Với cuộc sống (bận rộn) gồm cả chuyện kinh doanh và xoay vòng với các gia đình, ông Trường vẫn đều đặn dự thánh lễ mỗi ngày tại nhà thờ Holly Cross ở đường West 42nd St.
Bà Sang kể rằng, ông Trường và bà đã làm đám cưới và có giấy chứng nhận kết hôn khi ở Việt Nam, nhưng đã thất lạc.
Bà Sang khai hôn lễ chỉ có các viên chức hành lễ chứ không có khách khứa nào và bà này cũng có 3 con với ông Trường khi ở Việt Nam, sau đó có thêm con thứ tư sinh ở New York. Bà Sang khai mình là người đã giúp ông bắt đầu các công ty, đầu tư tiền bạc và từng là phó chủ tịch Hội đồng quản trị các doanh nghiệp vận chuyển và sau đó là phó chủ tịch kinh doanh khách sạn của ông ở New York.
Nam Nam (tổng hợp)