Hôm nay, 8/10 chúng ta lại tiếp tục được chiêm ngưỡng hiện tượng trăng máu lần thứ 2, cũng là lần trăng máu xuất hiện to nhất và lớn nhất trong năm. Đối với giới thiên văn học và những người yêu mặt trăng, đây quả là một chuỗi sự kiện đáng được săn đón.
Theo tính toán của NASA, ngoại trừ châu Âu, châu Phi và một phần nhỏ khu vực châu Á, hầu hết các vùng còn lại trên thế giới đều có thể quan sát được nguyệt thực lần này, nhất là phía tây Bắc Mỹ, Australia và phía đông châu Á. Tại Việt Nam, chúng ta cũng có thể đón xem nguyệt thực vào tối nay 8/10. Hiện tượng này xảy ra cũng là lúc mặt trăng nhuốm màu đỏ rõ và đẹp nhất.
Nguyệt thực đầu tiên đã diễn ra vào đêm 14 - 15/4 vào 21 giờ 20 GMT 14/4 (tức 4 giờ 20 15/4 giờ VN), theo tạp chí Sky and Telescope. Theo dân gian, nguyệt thực cũng chính là mặt trăng máu, do ánh sáng nảy ra từ bề mặt mặt trăng bị khúc xạ khi xuyên qua khí quyển trái đất và biến chị Hằng thành màu đỏ rực (giống như cơ chế nhuộm đỏ bầu trời mỗi khi Bình Minh và hoàng hôn). Nhưng không dừng lại ở đó, nguyệt thực đêm đầu tuần chỉ là kỳ đầu tiên của một chuỗi sự kiện liên tiếp nhau, lần lượt diễn ra vào tháng 10/2014, tháng 4/2015 và tháng 9/2015, hay còn gọi là tứ kỳ huyết nguyệt.
Những lời đồn đại đáng sợ...
Hiện tượng Tứ kỳ nguyệt thực xảy ra đã được dân gian thêu dệt nên rất nhiều truyền thuyết rùng rợn. Người Trung Quốc đã quan sát hiện tượng Mặt trăng máu từ năm 1000 TCN nhưng họ cũng không tìm hiểu được nguyên nhân của nó. Trong niềm tin tín ngưỡng, khi mặt trăng bị nhuốm màu đỏ như máu và biến mất khỏi bầu trời là lúc những con quỷ dữ tràn tới gây ra đại họa dịch bệnh, đói khát, mất mùa. Họ tổ chức những lễ vật cúng tế và dùng chiêng trống xua đuổi lũ quỷ.
Ở Nhật Bản, người dân sợ hãi thứ ánh sáng của Mặt trăng máu đến mức phải chui xuống những căn hầm trú ẩn. Một số khác thì tin rằng hiện tượng này báo hiệu trận động đất lớn sắp xảy ra.
Những tin đồn có lẽ bắt đầu từ các tôn giáo. Trong Kinh "Cựu ước” có nhắc đến một câu: "Trước Ngày Tận thế là Mặt trăng đỏ máu…”.
Nguyệt thực toàn phần hay Mặt trăng máu là hiện tượng thiên văn bình thường khi mặt trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất và che mất nguồn ánh sáng Mặt Trời. Còn màu đỏ như máu của mặt trăng là do ánh sáng từ bề mặt mặt trăng bị khúc xạ khi xuyên qua khí quyển trái đất và biến thành màu đỏ rực qua mắt người (giống như cơ chế nhuộm đỏ bầu trời mỗi khi bình minh và hoàng hôn).
Lý giải hiện tượng Trăng máu.
Theo chuyên gia Byrd, đây cũng không phải là lần "Bộ tứ" - Mặt trăng máu đầu tiên trong thế kỷ 21, với lần đầu rơi vào năm 2003 - 2004. Và cộng thêm đợt hiện tại 2014 - 2015, sẽ có đến 7 lần hiện tượng trên xuất hiện cho đến năm 2100. Nếu dựa trên các số liệu và những gì đã diễn ra trong quá khứ, có vẻ như trái đất sẽ trải qua bốn lần Mặt trăng máu kỳ này một cách bình thường như những lần trước đó.
Theo Trang Vũ/Người Đưa Tin.