Dù lắm tiền nhiều của nhưng không hẳn đại gia nào cũng sẵn sàng chi một khoản tiền khổng lồ để sở hữu máy bay cá nhân.
Không giống với siêu xe, để sở hữu một chiếc cá nhân, ngoài việc bỏ ra một số tiền "khổng lồ" thì chủ nhân của chúng còn phải chi rất nhiều tiền cho các khoản chi phí khác làm thủ tục xin phép bay, thuê phi công, huấn luyện phi công... Chính vì vậy, không phải đại gia nào cũng sẵn sàng chi cả triệu đô sắm món đồ xa xỉ này.
Tại Việt Nam, trước đến nay, ghi nhận 2 cái tên đăng ký máy bay riêng là (ông Đoàn Nguyên Đức, ông chủ tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai) và ông (ông chủ của Tập đoàn Hòa Phát).
Chiếc máy bay đầu tiên của ông Đức là chiếc máy bay hãng Beechcraft King Air 350, giá 7 triệu USD. Khi máy bay về Việt Nam, luật thuế tiêu thụ đặc biệt dành cho mặt hàng này chưa được áp dụng nên ông Đức chỉ phải trả 4 tỷ đồng thuế giá trị gia tăng.
Đến năm 2015, bầu Đức đã "lên đời" cho chiếc máy bay, chuyển sang Legacy 600 có 13 chỗ ngồi cao cấp, giống dòng máy bay tư nhân mà Tỷ phú Bill Gates thường sử dụng. Được biết, chiếc máy bay mới này có giá 27 triệu USD.
Còn đối với ông Trần Đình Long, ngoài số tiền 5 triệu USD để mua Chiếc trực thăng thuộc mẫu EC 135P2i, theo một nguồn tin thân cận, hàng tháng, ông phải trả 2 tỷ đồng để "nuôi" cái "xe bay đốt tiền" này.
Không giống máy bay của bầ Đức, chiếc trực thăng của ông chủ Hòa Phát là loại máy bay tầm thấp, không bay được vào đường hàng không mà bay phía dưới. Do đó mỗi chuyến bay đều phải được sự chấp thuận của Bộ Quốc phòng.
Sau một thời gian sử dụng, ông Trần Đình Long đã bán máy bay cho Công ty VinaCopter của Hồng Kông và đã xoá đăng ký quốc tịch. Từ đó đến nay ông Trần Đình Long không đăng ký sở hữu máy bay riêng.
Theo Trí thức trẻ