- Điện thoại cấu hình “khủng” Trung Quốc ra mắt hoành tráng
- Xiaomi Phone của Trung Quốc có thể chạy được Ice Cream Sandwich
- Xiaomi ra mắt Smartphone Mi2 dùng chip lõi tứ S4 Pro đầu tiên
Những chiếc điện thoại Trung Quốc đang có những bước tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây.
- Điện thoại cấu hình “khủng” Trung Quốc ra mắt hoành tráng
- Xiaomi Phone của Trung Quốc có thể chạy được Ice Cream Sandwich
- Xiaomi ra mắt Smartphone Mi2 dùng chip lõi tứ S4 Pro đầu tiên
Nếu bạn muốn biết Trung Quốc đang thể hiện sức mạnh như thế nào trên thế giới, hãy thử nhìn vào sự cạnh tranh trên thị trường điện thoại. Mặc dù Samsung hay Apple đang thống trị toàn thế giới nhưng họ lại chịu thua các hãng điện thoại Trung Quốc ở ngay chính thị trường nước này. Hiện nay, điện thoại Trung Quốc cũng đang được bán với một số lượng lớn trên toàn thế giới.
Một bệ phóng vững chắc cho sự tăng trưởng trên đó chính là thị trường nội địa. Hơn 100 triệu chiếc smartphone đã được bán trong quý II, chiếm hơn 1/3 doanh số toàn cầu và biến Trung Quốc trở thành thị trường đầy tiềm năng. Đáng chú ý, 8 trong 10 doanh nghiệp hàng đầu ở Trung Quốc đến từ nội địa.
3 hãng điện thoại Trung Quốc đứng ngay sau Apple và Samsung
Xiaomi, một công ty khởi nghiệp chỉ bán hàng trực tuyến, đã vượt qua Samsung để trở thành thương hiệu hàng đầu tại Trung Quốc. Trong Quý II, họ đã bán được 15.4 triệu máy, Xiaomi kỳ vọng con số đó sẽ là 60 triệu cho đến hết năm nay và sang 2015 sẽ là 100 triệu. Thành công này là nhờ những chiếc smartphone giá rẻ được bán ra. Xiaomi cũng đang mở rộng, bán hàng ra thị trường nước ngoài.
Hãng điện thoại Trung Quốc này cũng vừa ra mắt tại Ấn Độ hồi tháng Bảy với việc làm đối tác của Flipkart, một công ty thương mại điện tử hàng đầu tại đây. Đã có những sản phẩm được bán tại thị trường Đông Nam Á và đang sẵn sàng cho thị trường Brazil. Tuy không chính thức bán tại Mỹ nhưng mô hình GPS đã chỉ ra có khoảng 1 triệu máy đang hoạt động tại đây.
Một cái tên đáng chú ý khác đó là OnePlus. Nhiều nhà đánh giá cảm thấy thích thú với sản phẩm của hãng này, cấu hình cực tốt nhưng mức giá chỉ vào khoảng 300 đô – chưa bằng một nửa giá của chiếc iPhone mới nhất. Carl Pei – giám đốc của OnePlus – cho biết rằng công ty này được thành lập để trở thành một công ty toàn cầu, mục tiêu của nó là 16 quốc gia, kể cả các thị trường đầy khó khăn như tại Mỹ và Anh. “Nhiều người còn không biết chúng tôi là công ty từ Trung Quốc” – ông cho biết thêm.
OnePlus - Hãng điện thoại Trung Quốc mang thương hiệu toàn cầu
Một hãng điện thoại Trung Quốc khác cần phải nhắc đến đó là Huawei. Dù trước đây, họ chuyên bán các sản phẩm không có thương hiệu cho các hãng viễn thông nhưng bây giờ họ đang tập trung đẩy mạnh cho 2 dòng chính của mình là Ascend và Honor. Lenovo đã chi 2.9 tỉ đô để mua lại Motorola Mobility để tăng cường sức mạnh tại thị trường Bắc và Nam Mỹ.
Tuy nhiên, các hãng điện thoại của Trung Quốc cũng gặp phải cực kỳ nhiều khó khăn. Quốc hội Mỹ đã đưa Huawei và ZTE vào danh sách đen vì sợ Trung Quốc sử dụng chúng để do thám. Ngoài ra, họ còn có thể bị kiện bởi Apple và Samsung về quyền sở hữu trí tuệ. Cooley, một công ty luật tại Mỹ tin rằng “Xiaomi đang vi phạm các bằng sáng chế”. Để chống lại điều này, Xiaomi đã mời cựu giám đốc điều hành của Google là Hugo Barra về để điều chỉnh hoạt động của công ty và để chuẩn bị tốt hơn cho cuộc chiến pháp lý sắp tới.
Xiaomi Mi3 - Sản phẩm nổi bật của hãng điện thoại Trung Quốc này
Đúng là không thể phủ nhận các hãng điện thoại của Trung Quốc thường sao chép những thiết kế của các ông lớn khác ở nước ngoài nhưng với tốc độ phát triển như hiện nay, thực sự cuộc chiến bán hàng đã trở nên thú vị hơn khi có những sản phẩm khủng và rẻ đến từ Trung Quốc.
Quốc Huy (Nguồn: TheEconomist)/Nguoiduatin.vn