Chân dung tỷ phú giàu nhất Nhật Bản năm 2020
Theo danh sách mới cập nhật của Forbes, ông Masyaoshi Son - ông chủ Uniqlo hiện là người giàu nhất Nhật Bản với tài sản 22,3 tỷ USD. Tỷ phú Tadashi Yanai là người gây dựng và điều hành đế chế bán lẻ thời trang Fast Retailing – công ty mẹ của Uniqlo.
Với tài sản ước tính 20,5 tỷ USD, tỷ phú Masayoshi Son thành lập và điều hành tập đoàn viễn thông và đầu tư SoftBank. Quỹ Tầm nhìn trị giá 100 tỷ USD do SoftBank điều hành đã đầu tư vào 88 công ty, bao gồm Grab (Singapore); Coupang (Hàn Quốc) và Paytm (Ấn Độ).
Tin tức Giá vàng biến động trái chiều
Giá vàng trong nước sáng nay (4/5) biến động trái chiều, chênh lệch giá niêm yết tại các cửa hàng nới rộng lên khoảng 200-300 nghìn đồng/lượng.
Cụ thể, giá vàng SJC sáng nay được DOJI niêm yết ở mức 47,8-48,15 triệu đồng/lượng, giảm 100 nghìn đồng/lượng so với hôm qua. Vàng bạc đá quý Sài Gòn cũng giảm khoảng 100 nghìn đồng/lượng so với trước nghỉ lễ, hiện ở mức 47,8-48,4 triệu đồng/lượng.
Trong khi đó, Phú Quý lại tăng 50 nghìn đồng/lượng lên 47,8-48,35 triệu đồng/lượng.
Trên thế giới, giá vàng vẫn giao dịch quanh mức 1.694 USD/ounce, không có thay đổi đột biến. Lúc 9h00 (4/5 giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay đứng ở mức 1.697 USD/ounce trong khi giá vàng giao tháng 6 đứng ở mức 1.705 USD/ounce.
Giá vàng thế giới quy đổi theo tỷ giá VND/USD tại Vietcombank tương đương với 48,1 triệu đồng/lượng (đã bao gồm thuế, phí), ngang với giá vàng trong nước.
Sau đợt sụt giảm bất ngờ vào thứ Năm (30/4), giá vàng đã phục hồi và tăng trở lại mức trên 1.700 USD/once vào phiên giao dịch cuối tuần. Tuy nhiên, xét về dữ liệu theo tuần, giá vàng tuần qua đã giảm khoảng hơn 1%.
Thị trường đang có một chuỗi dữ liệu kinh tế ảm đạm trong vài tháng tới và các ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục giảm bớt lãi suất, bao gồm cả Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, mở ra hướng để thúc đẩy giá vàng tăng cao hơn.
Ông Edward Meir, nhà phân tích tại quỹ ED&F Capital Markets cho rằng giá vàng đang chịu áp lực trước xu hướng bán ra. Nếu giá kim loại quý rơi dưới mức hỗ trợ quan trọng là 1.662 USD/ounce thì có thể tiếp tục giảm giá mạnh hơn.
Vietjet Air lỗ 989 tỷ đồng quý 1/2020, thấp hơn dự kiến
Công ty cổ phần Hàng không Vietjet vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2020, giai đoạn chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Theo đó, quý 1/2020 Vietjet khai thác 29.401 chuyến bay, chuyên chở gần 4,5 triệu lượt khách, giảm 22% so với cùng kỳ năm trước.
Kết thúc quý 1/2020, trong bối cảnh đại dịch, hãng hàng không Vietjet ghi nhận mức Doanh thu vận tải hàng không đạt 7.222 tỷ đồng, giảm 29,6% so với cùng kỳ năm trước và mức lỗ là 989 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên từ khi niêm yết, công ty có một quý hoạt động lỗ. Vietjet cho biết, mức lỗ này thấp hơn dự kiến của Ban lãnh đạo công ty.
Trong quý 1/2020, Vietjet chủ động điều chỉnh kế hoạch nhận tàu bay nên không phát sinh doanh thu, lợi nhuận chuyển giao, sở hữu và thuê tàu bay.
Từ đầu năm 2020 đến nay, chủ động trước các kế hoạch ứng phó Covid-19, Vietjet đã triển khai hàng loạt các giải pháp như mở rộng dịch vụ kinh doanh vận chuyển hàng hóa, phát triển các sản phẩm dịch vụ SkyBoss, dịch vụ phụ trợ (ancillary), thẻ bay Power Pass...
Ngoài ra, hãng bắt đầu tự phục vụ mặt đất tại cảng hàng không Nội Bài để chủ động trong hoạt động khai thác, tăng chi phí phụ trợ tại sân bay cũng như nâng cao được chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng.
Vietjet cũng triển khai các biện pháp cắt giảm và tối ưu chi phí hoạt động bình quân giảm 35% - 40% so với cùng kỳ năm trước.
Chứng khoán giảm mạnh sau kỳ nghỉ lễ
Nửa cuối phiên sáng, chỉ số phục hồi dần và vượt qua tham chiếu. Đà tăng chủ yếu nhờ một số mã vốn hóa lớn trong bluechip. Trạng thái phân hóa tăng cao khiến biến động của chỉ số không phản ánh xu hướng chung của thị trường.
Thị trường nghỉ trưa trong tình trạng "xanh vỏ đỏ lòng" khi các chỉ số chính giằng co gần tham chiếu nhưng sắc đỏ áp đảo trên thị trường. Sàn TP HCM ghi nhận 223 mã giảm, 44 mã đứng và chỉ 105 mã tăng. Bên cầm cổ phiếu cũng chiếm ưu thế trong rổ vốn hóa lớn với 17 mã dưới tham chiếu.
VN-Index vận động trong xu hướng đi xuống suốt thời gian phiên chiều. Trạng thái tiêu cực rõ dần vào cuối phiên, thể hiện qua việc chỉ số không ngừng giảm và đã mất gần 1% so với tham chiếu. VN-Index đóng cửa phiên đầu tuần tại 762,47 điểm, giảm gần 1% so với tham chiếu vì áp lực bán đồng thuận ở nhiều nhóm cổ phiếu.
Khối ngoại tiếp tục duy trì mạch bán ròng khi mua vào gần 490 tỷ đồng nhưng bán ra lên đến 576 tỷ đồng. Tâm điểm xả hàng là hai cổ phiếu đầu ngành hàng tiêu dùng thiết yếu: SAB và VNM. Độ rộng thị trường nghiêng hẳn về bên bán với 251 mã giảm điểm.
Sau khi báo lãi thấp kỷ lục trong vòng bảy năm, SAB ghi nhận nhiều lệnh thỏa thuận đột biến trị giá hơn 100 tỷ đồng. Giá trị giao dịch thỏa thuận nhảy vọt về cuối phiên, đạt hơn 1.000 tỷ khi nhiều lệnh sang tay GAB cũng được thực hiện. Thanh khoản thị trường hôm nay đạt 4.000 tỷ đồng.
Nhiều doanh nghiệp lỗ trăm tỷ đến cả nghìn tỷ đồng ngay quý 1
Ngành hàng không được đánh giá là chịu ảnh hưởng rất lớn từ dịch Covid-19 khi lượng hành khách giảm sút trầm trọng. Vietnam Airlines được đánh giá là doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 và theo báo cáo tài chính mới được công bố thì HVN chính thức báo lỗ 2.545 tỷ đồng cao hơn mức ước tính lỗ 2.400 tỷ đồng trong báo cáo gửi Ủy ban quản lý vốn nhà nước đầu tháng 4. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ là -2.589 tỷ đồng.
Không công bố con số cụ thể của mảng hàng không cũng như các mảng khác, FLC Group – sở hữu 52,11% cổ phần của Bamboo Airways - cũng báo lỗ trước thuế 1.887 tỷ đồng trong quý vừa qua. LNST của công ty mẹ -1.172 tỷ đồng. FLC cho biết hoạt động kinh doanh các mảng du lịch, hàng không, nghỉ dưỡng và bất động sản đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh Covid-19.
Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) báo lỗ ròng kỷ lục 2.348 tỷ - là đơn vị ngành dầu khí đầu tiên báo thua lỗ giữa khủng hoảng Covid-19 và giá dầu. BSR cho biết trong kỳ Giá dầu thô chứng kiến đà suy giảm mạnh mẽ, từ 67 USD/thùng bình quân tháng 12/2019 xuống còn 31,8 USD/thùng bình quân, giảm 47%.
Với ông trùm Petrolimex (PLX), là doanh nghiệp có hệ thống phân phối phủ rộng toàn quốc và xăng dầu là mặt hàng cần phải có đủ dự trữ tồn kho. Trong khi quý 1/2020, giá xăng dầu thế giới giảm quá nhanh với biên độ lớn (giảm 60%) đã tác động đến giá vốn tồn kho khiến PLX ước lỗ 572 tỷ đồng do trích lập dự phòng hàng tồn kho.