Cùng nhìn lại năm 2015 qua những phát hiện khoa học mang tính đột phá nhất.
Năm 2015 đang dần đi đến những ngày cuối cùng, hãy cùng chúng tôi điểm lại những phát hiện khoa học được đánh giá có tính đột phá xuất hiện trong suốt gần 12 tháng qua.
1. Tổ tiên mới của loài người: Homo naledi
Tháng 9/2015, các nhà khoa học tuyên bố phát hiện chủng Homo Naledi, tổ tiên trước nay chưa từng biết của nhân loại, những chuyên gia này đã khai quật được hơn 1.500 xương của ít nhất 15 người tại một hang động ở tỉnh Gauteng, Nam Phi.
Nghiên cứu sâu thêm, giới chuyên gia cho rằng, những phần xương của người Homo Naldedi tìm được này phần nhiều là xương người trưởng thành, cũng có cả xương của trẻ sơ sinh và người lớn tuổi. Giáo sư Chris Stringer - người đứng đầu nghiên cứu trong lĩnh vực nguồn gốc con người tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London cho biết: "Chúng tôi tìm được những hài cốt xương này tại một hang sâu, điều này cho thấy một hành vi phức tạp, đáng ngạc nhiên của loài người nguyên thủy xưa".
2. Phát hiện hàng trăm loài sinh vật mới tại Hymalaya
Tháng 10/2015, Tổ chức bảo tồn động vật hoang dã toàn cầu WWF đã công bố một bản báo cáo sau thời gian nghiên cứ 4 năm tính từ năm 2009, tuyên bố đã phát hiện thấy 211 loài vật mới ở vùng phía đông dãy Hymalaya, gồm 133 loài thực vật, 39 loài động vật không xương sống, 26 loài cá, 10 loài động vật lưỡng thê, một loài bò sát, một loài chim và một loài động vật có vú.
Hàng trăm loài ở dãy phía Đông Himalaya được xem là sự đe dọa toàn cầu và khu vực này tiếp tục được siết hơn bởi việc tăng trưởng dân số, nạn phá rừng, chăn thả quá mức, săn trộm, buôn bán động vật hoang dã, khai thác mỏ, ô nhiễm và phát triển thủy điện.
3. Nước ở thể lỏng trên Sao Hỏa
Trong những hình ảnh mới nhất được công bố tại buổi họp bất thường của NASA vào ngày 28/9 được chụp bởi tàu thám hiểm Curiousity, hình ảnh của những dòng nước bên dưới bề mặt của các "sườn dốc biến thiên định kỳ" đã lộ diện. Theo báo cáo của NASA, những vệt nước này chỉ xuất hiện khi nhiệt độ bề mặt của Sao Hỏa vượt qua ngưỡng âm 23 độ C. Ở nhiệt độ này nước vẫn ở dạng lỏng do sự xuất hiện của các loại muối đã hạ điểm đóng băng của nước xuống thấp hơn 0 độ C. Chính vì thế, nước trên Sao Hỏa mặn hơn Trái Đất rất nhiều, muốn sử dụng chắc chắn các nhà khoa học phải có phương pháp lọc muối kỹ càng.
4. Phát hiện ung thư qua một giọt máu
Vào tháng 11, các nhà nghiên cứu tại đại học Umea (Thụy Điển) đã công bố phương pháp thử nghiệm ARN tiểu cầu của máu ngoại vi, thông qua đó có thể phát hiện, phân loại và xác định vị trí ung thư trong cơ thể bằng cách phân tích mẫu máu tương đương chỉ với một giọt máu. Phương pháp này đạt độ chính xác xét nghiệm 96%, độ chính xác tiến hành phân loại bệnh ung thư đạt 71% đối với những bộ phận cơ thể như phổi, vú, tuyến tụy, não, gan, đại tràng và trực tràng. Sự khác biệt phát hiện trong xét nghiệm cũng có thể được sử dụng để giúp bác sĩ xác định quá trình điều trị tốt nhất.
5. Biến tế bào ung thư máu thành tế bào miễn dịch
Tháng 3/2015, những chuyên gia của đại học Standford (Vương quốc Anh) đã thông báo rằng họ đã thành công trong việc biến những tế bào ung thư bạch cầu thành những tế bào miễn dịch thông thường. Theo đó, thay vì tìm cách tiêu diệt và ngăn cản sự phát triển của các tế bào sai hỏng, họ sẽ “nuôi dưỡng”, biến chúng thành các tế bào miễn dịch vô hại. Không những thế, những tế bào này khi đó còn có thể trở thành vũ khí giúp cơ thể tiêu diệt các khối u khác.
Nhóm nghiên cứu cho biết, các tế bào đã bị hư hại sau khi được sửa đổi không chỉ không còn là các tế bào ung thư đối với cơ thể sống nữa, mà ngược lại còn giúp tăng cường hệ miễn dịch giúp chống lại các tế bào ung thư khác còn lại trong cơ thể. Giải thích điều này, tiến sĩ Majetid thuộc viện ung thư của đại học Stanford và là tác giả chính của nghiên cứu, cho biết lý do là bởi các tế bào bạch cầu mới này được tạo thành từ các tế bào ung thư nên chúng cũng chứa các tín hiệu hóa học để xác định chính các tế bào ung thư ban đầu, từ đó sẽ dễ dàng hơn trong việc khởi động hệ miễn dịch đặc hiệu của cơ thể để chống lại căn bệnh này.
T.V (Thảm khảo UnitedPressInternational)