(Tinmoi.vn) Động đất được hiểu là sự rung động qua lớp vỏ trái đất được diễn ra hàng ngày, hàng giờ quanh cuộc sống của chúng ta, làm rung chuyển mặt đất đồng thời đó là một thiên tai đáng sợ nhất mà con người phải hứng chịu từ bà mẹ thiên nhiên.
Những rung chấn của động đất được lý giải là do những chuyển động của các phay hay những bộ phận đứt gãy trên vỏ của Trái Đất hay các hành tinh cấu tạo chủ yếu từ chất rắn như đất đá. Hay nói cách khác, động đất xảy ra là do ba nguyên nhân nội sinh, ngoại sinh và nhân sinh. Đó có thể là vận động phun trào núi lửa, vận động kiến tạo ở các đới hút chìm, các hoạt động đứt gãy, do thiên thạch va chạm vào Trái Đất, các vụ trượt lở đất đá với khối lượng lớn hay là Hoạt động làm thay đổi ứng suất đá gần bề mặt hoặc áp suất chất lỏng, đặc biệt là các vụ thử hạt nhân dưới lòng đất.
Hiện tượng động đất năm 2013
Hiện tượng này thường xảy ra tại các đường ranh giới của các mảng kiến tạo là các phần của thạch quyển của Trái Đất (các nhà khoa học thường dùng dữ kiện về vị trí các trận động đất để tìm ra những ranh giới này).
Theo Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS), mỗi năm trên trái đất xảy ra hơn 3 triệu trận động đất, tức là có khoảng 8.000 cơn mỗi ngày, và trung bình cứ mỗi 11 giây là có một trận động đất xảy ra.
Tuy nhiên, phần lớn chúng cực kỳ yếu và con người không thể cảm nhận được. Song , ở những vùng bao có nhiều vết đứt đoạn (fault zone) với những lớp phay liên tiếp kết nối với nhau sẽ gây ra hiệu ứng dây chuyền, làm tăng áp lực liên tục với cường độ ngày càng mạnh, từ đó sẽ dẫn đến những cơn động đất lớn hơn có thể đo đạc được.
Trận động đất và sóng thần ở Nhật Bản
Thông thường hiện nay, bằng sự phát triển của công nghệ hiện đại, con người có thể đo đạc được cường độ của động đất thông qua hai loại thang đo chính là thang độ Richter và thang độ Mercalli.- Thang Richter (Richter Scale).
Tuy nhiên, theo một khảo sát mới đây của các chuyên gia về động đất của Mỹ đã nghiên cứu các tài liệu về hơn 2.000 dư chấn tại thành phố Parkfield, bang California và các khu vực xung quanh trong 8 năm và đưa ra kết luận rằng bố lực hấp dẫn từ mặt trăng và mặt trời gây nên những chấn động nhỏ ở độ sâu khoảng 24 km dưới lòng đất.
Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu họ cũng nhận ra rằng các đợt thủy triều hàng ngày có liên quan tới động đất. Lực hấp dẫn của mặt trăng và mặt trời lên trái đất tương đối yếu. Vì thế hiện tượng thủy triều không trực tiếp gây nên động đất, song chúng lại có thể gây nên những rung chấn dưới lòng đất. Những rung chấn này làm tăng khả năng xảy ra động đất ở đường đứt gãy phía trên.
Sự xuất hiện của động đất gây nên những hậu quả nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về người vả của, đồng thời dẫn đến những thảm họa tự nhiên khác như tạo thành sóng thần, lở tuyết, lở đất, khiến những núi lửa thậm chí đã tắt từ lâu hoạt động trở lại.
Video: Thảm họa động đất sóng thần ở Nhật Bản:
Xem thêm: Sữa pha Cocacola : Trò đùa vô hại hay nguy hiểm chết người
PV