Dưới đây là cách bạn có thể áp dụng khi tạo CV chuyên nghiệp.
Lựa chọn kinh nghiệm làm việc phù hợp với mô tả công việc
Việc đối chiếu mô tả công việc với CV là điều cần thiết để hạn chế đưa vào những kinh nghiệm không hữu ích. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng có thể dễ dàng nhìn thấy thông tin cần thiết và đưa ra nhận xét về khả năng phù hợp với công việc ứng tuyển. Nếu bạn càng có nhiều kinh nghiệm liên quan thì khả năng cao sẽ được vào vòng trong vì công ty nghĩ rằng bạn đã nghiên cứu kỹ về mô tả công việc của họ. Bên cạnh đó, việc lựa chọn kinh nghiệm dựa trên mô tả công việc cũng tránh làm hồ sơ của bạn bị lan man, nhiều thông tin dồn dập.
Chọn cách trình bày chuyên nghiệp cho phần kinh nghiệm làm việc
Bạn có thể tham khảo 3 hình thức xây dựng phần kinh nghiệm trong CV sau đây: trình bày theo dạng thứ tự thời gian dạng chức năng hoặc dạng tổng hợp. Cụ thể như sau:
- Dạng thứ tự thời gian: Đây là dạng được sử dụng phổ biến nhất ở các CV xin việc làm, đặc biệt là những bạn có nhiều năm kinh nghiệm ở các vị trí khác nhau. Bởi nó cho thấy cách bạn trở nên tiến bộ qua từng công việc theo thời gian. Nếu bạn trình bày theo dạng thứ tự, hãy lưu ý viết những kinh nghiệm có thời gian gần đây nhất đến xa nhất.
- Dạng chức năng: khác với dạng thứ tự thời gian, hình thức này sẽ tập trung vào các kỹ năng của ứng viên thay vì các công việc nắm giữ. Đây là hình thức trình bày phù hợp cho các bạn sinh viên mới ra trường để làm nổi bật những kỹ năng công việc theo yêu cầu.
- Dạng kết hợp: hình thức kết hợp sẽ linh hoạt hơn vì nó cho phép bạn trình bày kinh nghiệm làm việc theo hướng bộc lộ rõ mạnh ưu điểm bản thân. Khi lựa chọn dạng kết hợp, ứng viên cần cung cấp một bản tóm tắt về kinh nghiệm chuyên môn trước, sau đó là một số những kỹ năng đã tích lũy được trong quá trình làm việc. Hãy cân nhắc dùng hình thức này nếu bạn đang ứng tuyển vào vị trí quản lý hoặc ban quản trị của doanh nghiệp.Lồng ghép những thành tựu vào phần kinh nghiệm làm được
Bí quyết viết kinh nghiệm trong CV xin việc làm là tập trung vào những thành tích vụ thể có thể đo lường được thay vì chỉ đề cập chung chung. Nhà tuyển dụng sẽ dựa vào hiệu suất làm việc quá khứ để dự đoán khả năng trong tương lai. Vì vậy, bạn cần chủ động biến CV từ một bản mô tả công việc chỉ toàn gạch đầu dòng nhàm chán sang một bản “tài liệu báo cáo” hiệu suất làm việc ngắn gọn.
Bằng cách mô tả kinh nghiệm định hướng kết quả như thế này, bạn đang cung cấp bằng chứng tin cậy cho nhà tuyển dụng về khả năng hoàn thành công việc trong tương lai.
Đính kèm portfolio để tăng thêm dẫn chứng cho kinh nghiệm làm việc
Portfolio là bộ sưu tập các dự án mà bạn đã thực hiện trong ngành thiết kế, marketing, báo chí,... và một số ngành có liên quan đến sáng tạo cá nhân.
Portfolio giúp bạn đưa ra ví dụ rõ ràng những gì bạn đã tạo ra bằng khối óc của mình và chúng hoàn toàn mang dấu ấn cá nhân. Nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng đánh giá được tiềm năng của bạn qua portfolio. Đồng thời, nên nhắc đến những kinh nghiệm quý báu được học hỏi sau mỗi dự án, công việc và kết quả đạt được. Nếu được vinh danh bằng giải thưởng thì càng nên ghi vào để khẳng định khả năng của mình. Do đó, hãy cố gắng tạo ra một portfolio đẹp mắt, chuyên nghiệp và đừng quên gắn link vào phần kinh nghiệm làm việc trong CV để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên viết quá dài dòng về kinh nghiệm làm việc trong CV, chỉ nên chọn lọc những kinh nghiệm phù hợp với vị trí đang ứng tuyển. Ngoài ra, những thông tin đó phải đảm bảo tính trung thực để tạo được sự tin tưởng từ nhà tuyển dụng.
Tóm lại, những kinh nghiệm làm việc quý giá mà bạn tích lũy chính là chiếc chìa khóa mở ra mọi cơ hội việc làm mơ ước cho bạn. Do đó, hãy lưu lại bài viết về 4 cách làm nổi bật kinh nghiệm làm việc khi viết CV xin việc làm trên đây để có thêm cơ sở tham khảo khi cần nhé!
Pha Lê