1. Chuyển dịch từ kinh doanh tập trung vào sản phẩm theo mô hình chuỗi cung ứng (Supply chain), sang tập trung vào khách hàng theo mô hình chuỗi giá trị số (Digitalvalue chain)
Trước đây, mô hình bán lẻ truyền thống lấy sản phẩm làm trung tâm bằng cách: Tập trung vào chuỗi cung ứng (supply chain) và tối ưu giá vốn, hướng đến mục đích tung ra sản phẩm có chất lượng lẫn giá bán tốt hơn để vượt mặt đối thủ cạnh tranh, gia tăng lợi nhuận.
Ngày nay, mô hình chuỗi giá trị số (digital value chain) lấy khách hàng làm trung tâm đã trở thành phương châm kinh doanh hàng đầu. Mô hình đề cập đến việc sử dụng trí tuệ nhân tạo và các công cụ số để tập trung thu thập dữ liệu, vẽ nên bức tranh toàn diện, sâu sắc về hành trình khách hàng. Sau đó biến dữ liệu thành thông tin chi tiết, và biến thông tin chi tiết thành hành động.
Những hành động này giúp doanh nghiệp cung cấp trải nghiệm khách hàng liền mạch và cá nhân hóa, đáp ứng chặt chẽ nhu cầu của từng người mua. Việc được thấu hiểu bởi một dịch vụ mua sắm phù hợp và chăm sóc khách hàng chu đáo sẽ là yếu tố tiên quyết để họ quyết định quay lại và trung thành với nhãn hàng.
2. Mang đến khách hàng trải nghiệm thanh toán tiện lợi với nhiều hình thức hơn
Việc triển khai dịch vụ thanh toán online thuận tiện, cung cấp đa phương thức lựa chọn,cùng khả năng chấp nhận giao dịch mọi lúc với tốc độ xử lý nhanh chóng sẽ góp phần thúc đẩy hành vi mua sắm của khách hàng, tăng Doanh thu cho nhà bán lẻ.
Đây cũng là những ưu điểm vượt trội của thanh toán online so với COD truyền thống (Cashon delivery - trả tiền mặt khi nhận hàng). Bởi khách hàng có thể tự chủ động quyết định thời điểm và cách thức họ chi tiền cho nhà bán lẻ: từ quẹt thẻ ATM, chuyển khoản ngân hàng 24/7, quét mã QR-code, thanh toán qua thẻ ghi nợ quốc tế, ví điện tử, cho đến các loại thẻ tích điểm, thẻ quà tặng, phiếu giảm giá…
3. Tối ưu hiệu suất và quản trị dữ liệu thông minh qua hệ thống đám mây
Nhà bán lẻ có thể tận dụng những lợi ích của điện toán đám mây để xây dựng các kênh quản lý bán hàng trên môi trường số, vừa tối ưu chi phí đầu tư hạ tầng CNTT, vừa hợp lý hóa và tự động hóa quy trình làm việc.
Một số ứng dụng phổ biến của điện toán đám mây:
Quản lý tồn kho:
Dịch vụ đám mây cung cấp các công cụ tự động đồng bộ, thu thập, phân tích, báo cáo dữ liệu theo thời gian thực. Do đó hỗ trợ theo dõi tồn kho một cách chính xác ở mọi giai đoạn.
Đặc biệt là với nhà bán lẻ có nhiều chi nhánh cửa hàng, họ có thể điều phối kho hàng và ngăn chặn tình trạng dư thừa/thiếu hàng hóa.
Ngoài ra, phân tích dữ liệu còn giúp nhà bán quản lý đơn hàng, nhận biết sản phẩm nào bán chạy nhất, xác định sức bán của sản phẩm để đề xuất lượng đặt hàng phù hợp,...Truy cập dữ liệu và chỉnh sửa dễ dàng:
Nhờ điện toán đám mây, nhân viên có thể theo dõi thông tin hàng hóa từ thiết bị riêng của họ và kịp thời tư vấn cho khách hàng. Các thay đổi về hàng hóa cũng được chỉnh sửa và cập nhật đồng bộ trên toàn hệ thống trong thời gian ngắn.
Nâng cao bảo mật dữ liệu khách hàng:
Dịch vụ đám mây sử dụng những công nghệ bảo mật tiên tiến nhất bao gồm tường lửa, mã hóa, ghi nhật ký sự kiện, tường lửa nội bộ,... bảo vệ chặt chẽ kho dữ liệu lớn của nhà bán lẻ khỏi các cuộc tấn công mạng và lan truyền mã độc.
4. Tăng cường trải nghiệm khách hàng bằng cách ứng dụng công nghệ VR, AR
Công nghệ AR (Augmented Reality – Thực tế tăng cường) tạo ra các mô phỏng ảo và trực quan hóa, giúp người mua dễ dàng hình dung sản phẩm sẽ trông như thế nào khi ở các tình huống/không gian ngoài đời thực.
Trong khi đó, VR (Virtual Reality – Thực tế ảo) giúp khách hàng nhanh chóng truy cập đầy đủ thông tin sản phẩm, trải nghiệm nhập vai vào các giai đoạn trong chuỗi cung ứng sản phẩm để hiểu cách thức và nơi sản xuất các mặt hàng….Nhìn chung, VR và AR giúp khách hàng “thử nghiệm”, tương tác với các món hàng - ngay cả trên kênh bán online - và có sự đánh giá chính xác mà không cần trực tiếp nhìn thấy mặt hàng đó. Điều này giúp họ mua sắm thuận tiện, nhanh chóng hơn, không phải đắn đo liệu sản phẩm có thực sự phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế hay không.
Mặt khác, các nhà bán lẻ cũng tận dụng dữ liệu thu thập được từ VR và AR để ghi nhận các thói quen, hành vi mua sắm, từ đó thấu hiểu nhu cầu của người tiêu dùng để cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, cải tiến sản phẩm phù hợp, hoặc đưa ra chiến dịch tiếp thị hiệu quả…
oneSME là nền tảng cung cấp các giải pháp chuyển đổi số toàn diện dành cho mọi ngành nghề bao gồm cả bán lẻ. Với các dịch vụ đa dạng: đám mây ảo, các phần mềm quản trị bán lẻ và hỗ trợ giao dịch điện tử… oneSME luôn sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp để chuyển mình thành công nhằm thích ứng với xu hướng thị trường mới. Để biết thêm thông tin chi tiết, xin mời bạn đọc liên hệ hotline 18001260.