Thông tin mới nhất trên báo Dân Trí và Tri thức trực tuyến đưa tin cho hay liên quan đến việc giáo sư giảng dạy nhiều năm vẫn phải đi học nghiệp vụ sư phạm, ông Hoàng Đức Minh cho biết điều này được quy định trong điều 77 Luật Giáo dục.
Theo điều 77 của Luật giáo dục năm 2005 được quy định trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy đại học, cao đẳng là có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với người giảng dạy đại học cao đẳng.
Trong điều 79 của Luật giáo dục quy định "Trước khi được giao nhiệm vụ giảng dạy, giảng viên CĐ, ĐH phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm".
Trước đó, dư luận khá xôn xao trước thông tin một giáo sư của một trường ĐH nổi tiếng tại TP HCM hướng dẫn thành công 8 nghiên cứu sinh, khoảng 59 thạc sĩ với trên 100 cử nhân, dạy đại học và cao học hơn 20 học kỳ, được bổ nhiệm làm giảng viên cao cấp, "vậy mà giờ này đang bị người ta doạ nạt là sắp tới phải đi học để lấy chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm do các trường sư phạm cấp".
Theo đó, nếu như không có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm thì vị giáo sư này không được hành nghề nữa.
Khá nhiều giáo viên cho rằng đây là chuyện bi hài.
Theo ông Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD&ĐT, Bộ GD nên quy định rõ những giảng viên đã là giáo sư, phó giáo sư và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm thì không cần thiết phải học thêm lớp nghiệp vụ sư phạm nữa.