Giò lụa, chả quế, hay chả cốm đều là những món ăn truyền thống được yêu thích của nhiều người. Để làm được những khoanh giò, miếng chả ngon không quá khó, dưới đây là một số công thức đơn giản có thể tham khảo để thực hiện!
Giò lụa
Cách 1: Làm giò lụa bằng lá chuối
Cách 2: Giò lụa khoanh truyền thống
Nguyên liệu:
400 gr thịt nạc
200 gr thịt bụng
3 thìa to bột năng (hoặc bột khoai tây), loại bột này bắt buộc phải có, nếu không giò sẽ bở bùng bục, không gắn kết lại với nhau.
3 thìa to nước mắm
1 thìa con hạt tiêu
1 thìa con bột nở
3 thìa dầu ăn
Cách làm:
Thịt để thật lạnh, thái nhỏ, ướp các nguyên liệu trong vòng hai tiếng trong ngăn đá.Cho thịt vào máy xay thật nhuyễn, chừng năm phút. Vét thịt ra một cái hộp, lại để vào ngăn đá chừng 2 tiếng nữa. Sau đó, mang thịt ra xay tiếp, chừng 5 phút.
Sau khi xay xong thì cho vào máy trộn bột, dùng chân quay móc để quết hoặc có thể quết bằng tay. Bây giờ ta đã có được giò sống. Có thể để lại một ít giò sống để nấu mọc.
Lá chuối rửa sạch, rồi cho giò sống vào gói, gói chặt tay. Để không bị dính, các bạn dùng cái thìa silicon vét bánh để vét giò, sạch sẽ mà không bị hao giò dính vào bát.
Quấn vài lớp giấy bạc bên ngoài, dùng dây buộc mấy vòng cho chặt. Lăn nhẹ cục giò cho tròn đều.
Rồi cho vào hấp chừng 60 phút. Khi hấp, các bạn phủ một cái khăn lên nồi rồi đậy nắp lại, để cho hơi nóng không bị thất thoát. Vì giò chín bằng hơi nước nên bật bếp ở số hơi to một chút, mình để số 5. Nhớ canh nếu hết nước thì đổ thêm nước sôi vào.
Sau khi giò chín thì vớt ra để nguội. Giò đạt tiêu chuẩn khi vứt cục giò xuống đất nó lại nảy lên. Sau đó, bóc giấy bạc ra, quấn lại một lớp giấy nilon bóng cho đẹp mắt.
Giò đạt yêu cầu khi miếng giò chắc, ăn giòn.
Giò gà xào nấm
Nguyên liệu:
- Thịt đùi gà: 3 chiếc
- Tai lợn: 1 chiếc
- Nấm hương: 1 lạng
- Mộc nhĩ: 1 lạng
- Gừng: 1 nhánh
- Hạt tiêu
Cách làm:
Nấm hương mộc nhĩ ngâm nở, nấm hương thái nhỏ, mộc nhĩ thái sợi, giữ lại phần nước ngâm nấm.
Dùng dao sắc lọc bỏ xương để lấy phần thịt gà.
Tai lợn các bạn có thể chần qua cho hết hôi rồi thái miếng vừa ăn, thịt gà thái miếng dày 2 cm, gừng đập dập băm nhỏ.
Phi thơm gừng với chút dầu ăn rồi trút phần thịt gà và tai vừa thái vào xào to lửa, các bạn nêm lượng bột canh sao cho thịt có độ mặn hơi đậm nhé, miếng giò sau khi hoàn thành sẽ săn và vừa miệng hơn.
Giữ nguyên mức lửa, chế phần nước ngâm nấm lúc trước vào đảo cùng thịt, sau đó các bạn cho nấm hương vào xào. Khi nước xào gần cạn thì cho đến mộc nhĩ, đảo nhanh và đều tay đến khi nước xào cạn, rắc hạt tiêu rồi tắt bếp.
Nếu có khuôn inox thì các bạn chỉ việc xúc thịt đã xào vào khuôn, vặn vít và đợi khoảng 6 tiếng cho giò đông lại. Nếu không có khuôn inox thì có thể dùng chai nước khoáng loại 1.5 lít, cắt bỏ cổ chai rồi xúc thịt vào, sau đó dùng vật nặng chèn chặt xuống là được.
Lấy giò gà ra khỏi khuôn, gói giò bằng màng nilon bọc thực phẩm hoặc giấy bạc. Nếu có điều kiện thì gói giò bằng lá chuối tây rửa sạch đã hơ qua lửa, miếng giò khi ăn sẽ thơm hơn rất nhiều.
Chả cốm:
Nguyên liệu:
- 400gr cốm
- 200gr thịt xay
- 200gr giò sống (thịt nạc quết)
- trứng
Cách làm:
Trộn đều trứng với cốm. Nếu cốm vẫn mềm thì chỉ cần để khoảng 2’ là được, nhưng nếu cốm hơi khô thì các bạn phải để khoảng 5’ nhé!
Cho thịt xay, giò sống cùng một chút mắm vào.
Bạn nhớ trộn đều để có được một hỗn hợp dẻo và đồng nhất. Với chả cốm thì không cần cho thêm hành hoặc hạt tiêu như các loại chả khác để giữ được trọn vẹn hương thơm của cốm. Trộn cùng nước mắm sẽ làm chả thơm và ngon hơn khi trộn cùng hạt nêm hay gia vị khác.
Nặn chả thành những miếng vừa ăn. Bạn nhớ vo tròn miếng chả, sau đó dùng hai bàn tay ép nhẹ chả cốm xuống để miếng chả được đẹp mắt nhé!
Lá chuối rửa sạch, đặt vào nồi hấp. Cho hỗn hợp cốm giò lên mặt lá chuối và đem hấp khoảng 15 phút. Việc hấp chả cốm trước khi chiên sẽ giúp cho chả giữ được vị ngọt và khi rán không bị ra nước.
Chả hấp chín thì mang chiên trong chảo ngập dầu ăn.
Chiên đến khi miếng chả vàng giòn đều các mặt thì để ra giấy thấm dầu cho ráo dầu.
Chả lụa:
Nguyên liệu:
- 500 lạng thịt lợn thăn
- 2 muỗng canh nước mắm
- 1 thìa muối - 1 thìa bột đao
- 1 thìa bột sắn
- 1/2 thìa đường
- 2 thìa hạt tiêu
- 2 thìa dầu ăn
- 1 chén nước
- 1 lá chuối
Cách làm:
Đầu tiên chúng mình sẽ pha nước mắm với muối, đường, hạt tiêu và dầu ăn vào bát nhỏ, khuấy đều.
Thịt lợn sau khi thái nhỏ mình đem ướp với bát nước mắm ở trên rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh, ướp khoảng 1 tiếng là được. Làm thế thì thịt mới dai, lúc ăn không bị bở các ấy ạ.
Sau đó mình đem hòa bột đao và bột sắn vào nước, hòa tan. Tiếp theo cho thịt vào cối xay cùng với một ít nước lạnh, vừa xay vừa đổ bát bột vào. Xay khoảng gần 1 phút rồi cho vào ngăn đá ướp lạnh trở lại. Lặp lại như thế 2-3 lần là được.
Cuối cùng, mình chỉ cần trải lá chuối sạch ra, cho thịt xay vào giữa, gói lại thành từng miếng dài dài là được. Mình đem chả đi hấp chín khoảng 15-20 phút.
Chả quế:
Nguyên liệu:
1kg thịt nạc (chọn thịt mông hay thịt thăn đều được)
10gr bột nổi
Gia vị muối, tiêu, đường, hạt nêm, bột quế
Cách làm :
Thịt đem về lọc sạch gân rồi thái nhỏ.
Cho vào thịt 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê muối, 2 muỗng đường, bột nổi rồi trộn đều để ngăn mát tủ lạnh 3 tiếng cho thịt ngấm gia vị.
Cho thịt vào máy xay, vừa xay vừa thêm nước lọc vào, khi nào thấy thịt trở nên hồng và mượt thì ngưng.
Lấy thit ra tô, trộn thêm 2 muỗng canh dầu ăn cho thịt bóng mịn.
Cho 1 muỗng cà phê bột quế vào, tùy bạn thích mùi nhiều hay ít thì có thể gia giảm, nhưng 1 muỗng cho 1kg là đủ. Dùng muỗng trộn đều bột quế, khi trộn cũng được xem như là bạn đang quết chả. Chỉ cần đơn giản quết và trộn cho đều bột quế là yên tâm thịt có đủ độ dai cần thiết.
Trải nylon (màng bọc thực phẩm) ra mặt phẳng sạch, xoa đều 1 lớp dầu mỏng. 7 Cho chả vào. 8 Và bao kín chả bằng nylon. 9 Cho chả vào nồi hấp 45 - 60 phút. 10 Chả chín đem chiên sơ qua dầu ăn cho có màu vàng đẹp là được.
Dã Quỳ (Tổng hợp)