(Tinmoi.vn) Bộ tộc Bajau Laut được cho là bộ tộc duy nhất trên thế giới còn sinh sống bằng hình thức du mục biển. Quanh năm họ lênh đênh trên mặt biển và chỉ lên bờ khi cần thiết.
Bộ ảnh được thực hiện bởi nhiếp ảnh gia người Anh - James Morgan trong một lần ghé thăm Indonesia đã vô cùng bất ngờ với cuộc sống của những người dân Bajau Laut nơi đây.
Những người dân Bajau Laut sống lênh đênh trên mặt nước quanh năm và chỉ đặt chân lên đất liền khi muốn trao đổi hải sản họ đánh bắt được để lấy gạo và nước ngọt.
Theo các nhà khoa học, dân số Bajau ước tính khoảng 800.000 người, địa bàn sống trải dài từ Philippines và Malaysia, xuyên đến Đông Indonesia và tất cả vùng biển ở Myanmar. Vùng biển của người Bajau được công nhận là "Tam giác san hô", chiếm đến 1/3 rặng san hô của thế giới, nơi sinh sống của hơn 3.000 loài cá. Đa phần người Bajau là người Sunni Hồi giáo, phần lớn đều tin vào thế giới tâm linh của biển cả. Dân làng tin rằng, biển cả là ngôi nhà chung của họ.
Người Bajau Laut được mệnh danh là "Người cá” bởi họ là những người thợ lặn và bơi lội tài ba nhất thế giới. Họ có thể lặn xuống đáy biển để săn cá và bạch tuộc chỉ bằng những cây giáo tự chế.
Ngôi làng của người Bajau chỉ cách thế giới văn minh khoảng 1 giờ đi biển nhưng cuộc sống của họ vẫn mang tính hoang dã và du mục. Thức ăn chỉ đơn giản là cá và chuối. Họ trộn tinh bột sắn với nước, lá khô rồi bôi lên mặt giống như một loại kem chống nắng.
Họ mưu sinh bằng cách dùng bom mìn tự chế để đánh bắt thủy sản.
Để có thể đánh bắt được nhiều cá hơn, cư dân Bajau Laut đã dùng bom tự chế và một chất độc hòa tan trong nước. Tuy nhiên, cách làm này đã làm biến mất nhiều rạn san hô quý và sát thương không ít người.
Morgan hy vọng qua những bức ảnh của mình, cư dân miền biển sẽ hiểu hơn về hậu quả việc tàn phá biển thế nào.
Đôi khi họ cũng phải chịu không ít hiểm nguy do hủ tục của mình. Một lão bà người Bajau tên Ane kể: "Khi chúng tôi tới Torosiaje, chúng tôi chẳng có bất kỳ thứ gì. Hầu hết những chiếc lepa - lepa chỉ được trang bị động cơ thô sơ không đủ khả năng chống chọi trước sóng dữ. Không những thế, người dân chỉ tập trung vào việc làm sao có thể lặn được càng sâu càng tốt, đến 40m để kiếm ngọc trai, hải sâm và quên mất hạn chế mức chịu đựng được áp lực nước của cơ thể. Vô số người Bajau đã phải kết thúc cuộc sống du mục của mình trong tình trạng bị liệt hoặc chết đuối. Chồng tôi cũng chết vì bị chuột rút". |
Theo lời kể của người làng, những đứa trẻ Bajau được huấn luyện bơi lội từ khi còn rất nhỏ. Để tai không bị nổ trước sức ép trọng lực của nước khi bơi lội, người Bajau phải chọc thủng màng nhĩ của mình. Họ phải nằm im bất động để vết thương ở tai lành lại, sau đó họ có thể bơi lội mà không đau đớn. "Máu chảy ra từ tai và mũi của tôi và tôi phải mất 1 tuần nằm im bất động vì chóng mặt. Nhưng sau đó tôi cảm thấy bình thường trở lại và lặn dưới đáy biển mà không bị đau đớn", ông Imran Lahassan sống ở Bắc Sulawesi (Indonesia) kể lại tuổi thơ của mình.
Bắt nguồn từ tập tục chọc thủng màng nhĩ ngay từ nhỏ nên tất cả những người dân trong bộ tộc đều bị nặng tai, thậm chí họ không còn khả năng nghe thấy âm thanh bên ngoài. Với đôi tai không còn nghe được âm thanh, đôi mắt của họ lại phát huy khả năng gấp 2 lần so với người bình thường, điều này giúp họ có thể nhìn mọi vật dưới nước một cách dễ dàng.
Thoa Nguyễn (TH)
Video có thể bạn quan tâm Màn biểu diễn giả gái của Khánh Bình khiến giám khảo run bần bật
Xem thêm video trên Tin Mới Con gái Xuân Lan lần đầu tiên xuất hiện trên sàn catwalk