Nhà sưu tầm Hoàng Văn Cường, người được mệnh danh là “vua đồ cổ” tại TPHCM có khối tài sản được Tạp chí Asia Life đánh giá lên tới 70 triệu USD, khởi nghiệp với hai bàn tay trắng của cậu bé bụi đời.
Ông Hoàng Văn Cường không khỏi xúc động khi kể về cuộc đời mình |
10 tuổi thành trẻ bụi đời
Xuất thân trong một gia đình có truyền thống buôn cổ vật tại Huế. Họ Hoàng nhà ông đã có 4 đời sống bằng nghề buôn cổ vật và nổi tiếng khắp các tỉnh miền Trung. Nghề được lưu truyền từ đời ông sang đời cha, cha ông Hoàng Văn Cường cũng tiếp nối cơ nghiệp này. Tuy nhiên vào thời kỳ loạn lạc, nhà lại đông con, kẻ làm nghề buôn bán cổ vật gặp không ít khó khăn kiếm sống.
Cảm nhận rõ cái hèn cái khổ của sự nghèo đói, túng quẫn. Hằng ngày chứng kiến cha mẹ tất tả mưu sinh kiếm sống nuôi ông và các em. Hơn ai hết cậu bé 10 tuổi Hoàng Văn Cường đã mong muốn làm ra đồng tiền để đỡ đần cha mẹ. Không hiểu suy nghĩ đẩy đưa như thế nào, cậu bé 10 tuổi đã quyết định bỏ nhà đi bui ra thành thị với hy vọng đổi đời. Ra đi khi trong tay không có nổi một đồng nhưng ý chí quyết tâm của cậu bé vẫn ngùn ngụt.
Bắt chuyến tàu từ Huế vào Đà Nẵng, cách xa gia đình 200km, hình ảnh cậu bé gầy còm lạc lõng giữa ga tàu khiến ông xúc động khi nhớ lại.
Cũng như bao đứa trẻ bụi đời khác, ông lao mình vào kiếm sống bằng nghề đánh giày, bán báo. Với bản tính thật thà, ông chỉ cặm cụi lao động bằng đôi bàn tay nhỏ bé, không hư hỏng hay mảy may nghĩ tới việc móc túi ăn cắp như những đứa trẻ khác mưu sinh.
Cuộc sống càng khổ cực hơn khi với số tiền ít ỏi kiếm được cậu bé vừa lo nuôi sống bản thân vừa cố gắng dành tiền đi học. Những giờ phút bên sách vở ở các lớp học bình dân học vụ hiếm hoi nhưng giúp Cường nuôi hy vọng đổi đời.
Địa bàn hoạt động đánh giày, bán báo chính của ông là tại những nhà hàng, quán bar, nơi tập trung những khách hàng thượng lưu. Ông thường cặm cụi làm việc tại một góc và quan sát cách hành xử, ăn nói của giới thượng lưu để nắm bắt đúng tâm ý và chiều lòng khách hàng. Có lẽ vì thế nên ông rất được lòng khách sang và đắt khách.
Kiếm hàng triệu USD khi 15 tuổi
Cuối cùng, vận may đổi đời của ông đã bất ngờ xuất hiện. Với vẻ ngay thẳng, thật thà của đứa bé lang thang, một sỹ quan Mỹ đã bắt chuyện và cảm động trước cuộc đời cơ cực và ý chí vượt khó của cậu bé. Viên sỹ quan đã đưa cậu bé về doanh trại để giúp cậu bé mở rộng tầm mắt, cho cậu bé lang thang 1 lon Coca cùng một đĩa thức ăn, đây là những thứ một cậu bé hơn 10 tuổi lần đầu được ném thử trong đời.
Để đáp ơn người sỹ quan Mỹ, Cường đã gom quần áo bẩn của người này đến tiệm giặt ủi và mướn họ giặt sạch rồi mang trả về doanh trại. Vốn thông minh lanh lợi, cậu bé lang thang đã nắm bắt thêm một cơ hội nữa để kiếm ra tiền. Được sự đồng ý của các lĩnh Mỹ, ngày ngày cậu bé ra vào doanh trại để thu gom quần áo bẩn giúp các lính Mỹ đưa ra tiệm giặt là.
Sau 6 tháng, công việc này đã đưa lại cho cậu bé Cường hàng triệu đôla. Ông nhớ lại “ Tôi đâu có ngờ có ngày mình kiếm ra nhiều tiền như vậy,mà tiền đôla nữa chứ. Đời dạy đời, nghề dạy nghề, sau 6 tháng tay tôi nắm hàng triệu đôla và đầu tôi nghĩ ra hàng tá cách làm giàu từ những khách hàng mặc quân phục. Tôi thầu luôn việc cung cấp thực phẩm tươi sống cho bếp ăn trong doanh trại Mỹ, thầu luôn phế liệu trong doanh trại để bán ra nước ngoài. Cậu bé 14 tuổi tiếp tục phát triển con đường kinh doanh của mình, như con tàu lăn bánh trên đường ray mọi chuyện diễn ra khá suôn sẻ khi cậu mở thêm trạm xăng dầu, một công việc tưởng như quá sức với độ tuổi này.
Để tự chủ nguồn tài chính của bản thân mình ông Cường mở rộng kinh doanh thêm nhiều ngành nghề. Ngoài thu nhập cho thuê mặt bằng của căn nhà trên đường Đông Du, quận 1, ông còn kiếm được vài nghìn USD mỗi tháng nhờ dịch vụ du lịch như tổ chức những chuyến tham quan (mỗi đoàn du lịch 50 người thì chi phí tham quan là 100 USD, ăn uống 50 USD). Chính ông Cường cũng kiêm luôn làm hướng dẫn viên thuyết minh về hai chủ đề: đồ cổ và những hình ảnh chiến tranh lịch sử tại Việt Nam.
Ngoài ra, ông còn xây dựng những chương trình homestay cho khách du lịch tại ba căn nhà của mình. Ông hướng dẫn họ tìm hiểu đồ cổ, tranh ảnh lịch sử, uống trà đạo phong cách Việt Nam, học nấu ăn những món dân dã... “Tôi tìm mọi cách làm sao để hấp dẫn du khách và họ rất thích thú. Họ muốn gặp tôi, vừa là chứng nhân lịch sử vừa là ‘ông vua đồ cổ’ biết nói tiếng Anh”, ông chia sẻ.
“Ông vua đồ cổ” của Việt Nam
Nhớ lại thời điểm bắt đầu con đường sưu tầm đồ cổ của ông Cường, những đồ phế liệu đều được đưa sang Nhật Bản, Hàn Quốc để tái chế vì Việt Nam chưa có nhà máy tái chế phế liệu. Lăn lộn trong nghề cùng với máu đồ cổ của dòng họ chảy trong người, ông Cường nhanh chóng nhận ra có rất nhiều đồ cổ của quốc gia bị tuồn ra nước ngoài theo đường bán phế liệu với giá rẻ mạt.
“Cha làm thầy lẽ nào con đốt sách ?” Trân trọng những cổ vật của tổ tiên, ông cố gắng tích cóp mua lại những cổ vật còn sót lại. “Những cổ vật hàng nghìn năm mà cha ông để lại, nếu mình không trân trọng giữ gìn thì vô tình phản bội tổ tiên. Không thể để những con buôn hay người nước ngoài mang đi những vốn quý của dân tộc” ông Cường chia sẻ.
Kể từ đó, ông đổ tiền mua cổ vật khắp mọi nơi, kể cả sang Nhật và những nước Đông Dương để đấu giá tìm cách mua về. Buổi đầu không tránh khỏi bị lừa, thẩm định sai cổ vật giả, ông rút ra nhiều kinh nghiệm và tự học. Ông đi nhiều nơi, tham dự những buổi đấu giá, giao lưu học hỏi với những chuyên gia, người đi trước để đúc rút kinh nghiệm trong việc xác định niên đại và thẩm định cổ vật.
Trong những món đồ cổ đầu tiên có giá trị cao của ông Cường phải kể đến chiếc sập ba thành dùng để hút thuốc của một viên quan triều Huế. Tuổi đời của chiếc sập lên đến hơn 300 năm và có nguồn gốc từ Trung Quốc, đã được một viên quan triều Huế mua về sử dụng. Được làm từ nguyên miếng bằng gỗ Lệ Chi, chạm khắc tinh xảo với hình con rồng đang ôm quả địa cầu. Có người trả giá cho món đồ cổ “Thiên hẹ vô đối” này 2 triệu USD nhưng ông Cường không bán.
Chiếc sập bằng gỗ Lệ Chi có từ 300 năm trước; được khách trả giá 2 triệu USD nhưng ông Cường không bán. |
Trong bộ sưu tập của ông còn nổi bật chin chiếc long sang (giường của vua), nhiều món đồ của triều đình nhà Nguyễn., những món đồ sứ có men màu lam, những chỉ dụ của vua hay những cây đèn được chạm khắc cầu kỳ. Ngoài ra ông Cường còn sở hữu 25 cây sung Nhật được chế tạo từ năm 1600, bang sung làm bằng ngà voi. Ông Cường kể, có người khách Nhật năn nỉ ông bán lại gia tài 25 cây súng này với giá bao nhiêu cũng được, nhưng ông Cường nhất quyết không bán bất cứ một thứ gì, dù là nhỏ nhất.
"Long sàng ấu Chúa" có từ thời Vua Tự Đức thế kỷ 18, theo "Vua đồ cổ" Hoàng Văn Cường, cổ vật này trị giá 1 triệu USD. |
Thời gian qua ông mong muốn phối hợp với cơ quan chức năng định giá số đồ cổ và tổ chức bán đấu giá các món đồ cổ của ông. Bên cạnh đó tự tay ông Cường đã viết di chúc của ông với tâm nguyện “Toàn bộ tài sản bán ra, 70% hiến cho biển đảo, đồng bào ngư dân nghèo có tâm huyết vì biển đảo, hằng tháng, hằng năm bám biến nếu có sự cố hoặc tai nạn biển sẽ có số tiền ứng phó tiếp sức cho đồng bào ngư dân.”
Hoài An