Với mức tính thuế nhập khẩu xăng dầu trong suốt hơn 1 năm qua, các doanh nghiệp xăng dầu trong nước đã nghiễm nhiên “móc túi” người tiêu dùng 3.500 tỷ đồng. Hiện trách nhiệm giải quyết chưa biết sẽ thuộc về Bộ công thường hay Bộ tài chính.
Petrotimes đưa tin, vừa qua dư luận khá bức xúc về sự chênh lệch quá lớn giữa giá đầu ra và giá đầu vào khiến người mua xăng chịu thiệt, cong các doanh nghiệp xăng dầu lại hưởng lợi. Để giải quyết vẫn đề này, cuối tuần qua Bộ tài chính đã ban hàng Thông tư 48/2016 về sửa đổi biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đối với xăng dầu.
Thông tư nêu rõ, từ 18/3 thuế nhập khẩu xăng khoáng và xăng sinh học giữ nguyên mức 20%, dầu diesel giảm từ 10% xuống 7%, dầu hỏa giảm từ 13% xuống 7%. Theo Bộ tài chính, việc điều chỉnh này sẽ góp phần hài hàu mức thuế nhập khẩu ưu đãi MFN và mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của hiệp định thương mại song phương.
Trước khi có Thông tư điều chỉnh thuế nhập khẩu xăng dầu các doanh nghiệp xăng dầu trong nước đã "móc túi" người tiêu dùng gần 3.500 tỷ đồng/năm. Ảnh: Internet |
Tuy nhiên, sau khi điều chỉnh người mua vẫn tiếp tục chịu thiệt. Vì với mức biểu thuế mới, thuế nhập khẩu đối với mặt hàng dầu giảm 3-6% trong khi mức chênh lệch trên thực tế hiện nay lên tới 10%. Bên cạnh đó, việc hai mặt hàng được người dân sử dụng nhiều nhất là xăng RON 92 và xăng sinh học vẫn được giữ nguyên ở mức 20% càng khiến người dùng chịu thiệt hại nặng nề.
Đặc biệt, Thông tư mới này cũng không yêu cầu các doanh nghiệp xăng dầu trả lại khoản chênh lệch thuế trước đó mà họ đã ngang nhiên lấy của người dân trong hơn một năm. Được biết, trước đó, đối với dầu diesel khoảng chênh lệch tiền thuế là 5-10%, mức chênh lệch này của xăng là 10%. Hay nói cách khác, doanh nghiệp xăng dầu chỉ phải chịu mức thuế 0-5% trong khi đó giá bán lẻ cho người tiêu dùng vẫn áp mức thuế 10-20%.
Tính cụ thể ra có thể thấy, trung bình mỗi năm Việt Nam tiêu thụ 438 triệu lít dầu diesel từ ASEAN, vậy người dân đã trả trên 260 tỷ đồng cho các doanh nghiệp xăng dầu, đáng lẽ ra đây là khoản họ không phải trả vì thuế nhập khẩu có khi về 0%.
Khi tổng số thu thuế nhập khẩu xăng dầu đạt 35.000 tỷ thì đã phải hoàn thuế nhập khẩu xăng dầu lên tới 3.500 tỷ đồng. Có nghĩa là số tiền chênh lệch này đều rơi vào túi doanh nghiệp. Tính ra, khoản chênh lệch trên giúp các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu hưởng lợi 200-300 tỷ đồng/tháng.
Trao đổi về vấn đề này với Vietnamnet, ông Phạm Đình Thi – Vụ trưởng vụ Chính sách thuế - Bộ tài chính cho biết, trách nhiệm của việc chậm đưa ra mức thuế nhập khẩu mới thuộc về Bộ công thương – nơi chịu trách nhiệm chủ trì quyết định và công bố.
Về phần Bộ công thương cho hay, Bộ công thương đóng vai trò phối hợp, liên quan đến chính sách thuế đã nhiều lần có công văn đề nghị Bộ tài chính xử lý vấn đề này. Như vậy, Bộ công thương đã tuân thủ đúng chức năng, nhiệm vụ về việc phối hợp xây dựng chính sách thuế nhập khẩu xăng dầu và điều chỉnh giá xăng dầu.
Hoài An (tổng hợp)