Hệ thống khai thác nước tại giếng cổ ở xã Gio An, Gio Linh, Quảng Trị có niên đại khoảng 2.000 năm, các giếng này lợi dụng mạch nước ngầm, tự chảy cả nghìn năm nay. Chủ nhân sáng tạo ra hệ thống khai thác nước đặc biệt này là người bản địa cổ Chămpa.
[mecloud]ctD1zjRprQ[/mecloud]
Video: VTV
Từ những thế kỷ đầu Công nguyên, người Chămpa cổ đã xây dựng hệ thống dẫn thủy liên hoàn với giếng, mương, hồ, đập nước…, dùng đá xếp ở vùng đồi đất đỏ bazan phục vụ thiết thực cho sinh hoạt và sản xuất.
Đây là minh chứng về nền văn minh nông nghiệp cổ của cư dân Chămpa, thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên, cải tạo nguồn nước nhằm phục vụ lao động sản xuất.
Hệ thống công trình khai thác nước cổ gồm 30 giếng nước sử dụng chất liệu đá xếp, có kiến trúc độc đáo, đa chức năng nằm ở xã Gio An, huyện Gio Linh. Người địa phương thường gọi giếng cổ, sử dụng nước giếng phục vụ sinh hoạt và sản xuất.
Công trình này gồm 3 loại giếng riêng biệt, gồm giếng máng, ao và bi. Người dân cho biết giếng nước trong vắt, ngọt lành, đông ấm hè mát. Nhiều người vẫn múc nước giếng để uống.
Năm 2001, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận 14 giếng tiêu biểu là di tích quốc gia.
Đức Hòa (tổng hợp)