Đôi lần N muốn về quê để làm lại từ đầu, nhưng cô lại nhụt chí. Cô sợ về quê rồi sẽ làm gì, đôi lần cô còn bị những tên thanh niên cùng quê bắt gặp khi đang tiếp khách,“chơi đá”. Có lẽ tiếng xấu về cô đã lan rộng khắp nơi.
Mẹ mất sớm nên từ nhỏ N sống cùng với cha. Năm 18 tuổi, tốt nghiệp cấp 3, N không đỗ đại học nên xin cha ở nhà đi buôn bán. Vì thương con ít tuổi nên cha N không nỡ để con bươn chải, ông đã mở một cửa hàng quần áo nho nhỏ nơi phố huyện với mong ước con sẽ Khởi nghiệp, tự kiếm tiền nuôi sống bản thân.
Bao năm qua từ ngày vợ mất, bố N vì thương con nên không đi bước nữa, dù ông đã có tình cảm với một người phụ nữ bán đậu phụ đầu ngõ. Hai người đều đã lớn tuổi, nên cũng xác định khi con gái tốt nghiệp đủ lớn, nên mới tính chuyện hôn sự. Ấy thế mà khi bố N nói chuyện với con gái, cô một mực không chịu. Không chỉ vậy N lên tiếng phản đối gay gắt “Con không thích bố lấy ai khác ngoài mẹ. Bố mà lấy vợ khác là con sẽ bỏ nhà đi”.
Ban đầu ông còn dùng lý lẽ thuyết phục con gái, nhưng N càng không cảm thông cho bố mà cô khóc lóc, hờn dỗi ông. Quá giận nên ông đã đánh con gái. N giận dỗi bỏ lên phòng ngồi khóc suốt 1 buổi chiều.
Cô quá ngây thơ nên cũng không rõ “màn kịch” tiếp theo của gã là một kế hoạch đã chủ định từ trước nhằm đưa cô vào con đường tội lỗi sau này.
Tuy thế, nghĩ lại quãng thời gian bố cô đơn chăm sóc mình, N lại thấy mình quá ích kỷ. Cô đã chỉ nghĩ cho bản thân mình mà không nghĩ cho bố. Liệu sau này khi cô lấy chồng, ai sẽ chăm sóc bố đây? Vì thế, nỗi buồn sớm nguôi ngoai. Cô xuống nhà xin lỗi bố và chấp nhận người dì nhỏ nhắn đó.
Cũng kể từ ngày bố có vợ mới, N cảm thấy dường như tình cảm giữa hai bố con ngày càng xa cách. Bố N không còn yêu thương, quan tâm con gái như trước, thay vào đó là sự nghiêm khắc. Bố N cũng cấm đoán con gái không được yêu đương sớm mà lo lập nghiệp rồi tính sau.
Trước đây bố vốn thoải mái là thế nay thay đổi nhiều N bắt đầu chán nản và cảm thấy cô đơn.
Rồi cô gặp Đ, người cùng quê với mình, nhưng Đ đang sống và làm việc ở Hà Nội. Thấy N xinh xắn, trẻ người non dạ nên Đ tìm mọi cách tiếp cận làm quen, rủ rê cô đi cà phê, chơi tối. N thấy Đ đẹp trai lại khéo ăn nói nên cũng sớm "xiêu lòng". Chẳng mấy chốc cô sa vào mối tình đầy “cám dỗ” với người mà cô chưa thực sự thấu hiểu này.
Về phần bố N, do mải công việc và cuộc sống với người vợ mới mà ông quên mất con gái đang độ tuổi dậy thì cần được quan tâm chăm sóc. Vì thế, việc con gái thường xuyên đi sớm về muộn mà ông không hay biết gì.
Còn N, cô ngày càng lún sâu vào mối tình với một kẻ xảo trá, một gã “trai bao” mà cô không hay biết. Cô quá ngây thơ nên cũng không rõ “màn kịch” tiếp theo của gã là một kế hoạch đã chủ định từ trước nhằm đưa cô vào con đường tội lỗi sau này.
Lấy cớ xuống Hà Nội theo bạn bè làm ăn, N tha thiết xin bố và dì cho mình một cơ hội. Cô vẽ ra bao viễn cảnh khiến bố đặt niềm tin lớn lao vào con gái. Ông không những không ngăn cấm mà còn đưa cho con 3 triệu để con thêm tiền thuê nhà và ăn uống tháng đầu tiên.
Ngày đầu tiên xuống Hà Nội, N được bạn trai dẫn đi mua sắm quần áo đẹp, mỹ phẩm sau đó đưa đi ăn uống ở một số nhà hàng sang trọng. Cô vui lắm, nhưng những ngày tiếp theo, bạn trai cô kêu rằng “hết tiền” và cần cô giúp một số việc. N vui vẻ nhận lời, nhưng cô không ngờ việc mà người yêu nói chính là nói chuyện "rót bia chiều khách"
Khi cô không làm thì anh ta dỗi và đòi chia tay. Thậm chí còn cưỡng chế, bắt cô phải thuận theo. Không còn cách nào khác N đành chấp nhận. Lâu dần cô thấy thích thú với chính công việc mà cô đang làm. Với N chỉ cần có nhiều tiền mua sắm quần áo và gửi về quê là cô vui vẻ rồi. Mãi tới sau này khi mọi người nói cô mới hay người yêu cô cũng là một gã trai bao chuyên lừa dối những cô gái trẻ như N.
N đau đớn vô cùng, cô không ngờ anh ta lại có một vỏ bọc hoàn hảo tới vậy. Đau khổ tuyệt vọng, N chìm trong những cuộc chơi thâu đêm cùng với thuốc lắc, chơi đá. Mọi thứ khiến cô quên đi mọi sầu đau. Từ khi biết chuyện về người yêu N trở nên bi quan, cô càng chán nản hơn khi thấy anh ta đi cùng người con gái khác.
Đôi lần N muốn về quê để làm lại từ đầu, nhưng cô lại nhụt chí. Cô sợ về quê rồi cô sẽ làm gì, đôi lần cô còn bị những tên thanh niên cùng quê bắt gặp khi đang tiếp khách,“chơi đá”. Có lẽ tiếng xấu xa về cô đã lan rộng khắp nơi. Cha cô cũng nhiều lần gọi điện chửi mắng, xỉ vả đứa con gái hư hốn đó. Biết làm sao đây? Cô không còn niềm tin bước tiếp nữa rồi.
Một chiều mùa đông khi đang cùng đám bạn “chơi đá” thì công an ập vào. N biết, ngày này rồi cũng đến, nhưng nó cũng nhanh hơn cô tưởng tượng. Cô không khóc mà chỉ cúi mặt xuống. Cô đã thật sự thấm thía cái giá phải trả cho những trò chơi “ngông cuồng” của tuổi 20 là quá đắt. Giờ ân hận có lẽ đã quá muộn màng rồi.
Bình Nguyên