Đi chùa đầu năm là một trong những phong tục lâu đời của người Việt. Tuy nhiên đi lễ chùa như thế nào cho đúng không phải ai cũng biết.
Chia sẻ trên VOV, Tiến sĩ Trần Trọng Dương, Viện nghiên cứu Hán Nôm cho biết mọi người đi chùa là để hướng con người đến cái tâm ốt lành, hướng thiện, đứa từ bi... Phật tại tâm mang hàm ý mỗi chúng sinh, mỗi con người đều vốn có Phật tính.
Cho nên đi chùa là làm khởi phát thiện tâm của mỗi người. Cũng theo TS Trần Trọng Dương, khi đi chùa cần có tâm thái hướng thiện, lễ lạc có hay không cũng đều không quan trọng. Người xưa vẫn hay nói "ăn hương ăn hoa" hàm ý những việc thắp hương, khấn chỉ mang tính biểu tượng. Tâm là yếu tố quan trọng nhất.
Một số lưu ý khi đi lễ chùa mọi người nên biết
- Sắm lễ: Khi dâng hương lễ chùa chỉ nên sắm các lễ chay như: Hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi, chè...
Không đực sắm lễ mặn như : trâu, dê, lợn, gà, giò... Không nên đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện tức là chính điện. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa.
Đi chùa là làm phát khởi thiện tâm của mỗi người. Ảnh: Internet |
- Cầu nguyện: Trong quan niệm của nhà Phật, Phật chỉ phù hộ cho an bình và chở che chứ không phù hộ cho đường công danh tài lộc. Do đó, khi làm lễ đến cầu nơi cửa Phật, chỉ nên xin được Phật che chở và bảo vệ.
- Trang phục: Khi vào chùa cần mặc quần áo dài kín cổ, đi khẽ. Không nên mặc áo ngắn tay, áo sát nách, áo may ô...
- Cách xưng hô: Với nhà sư thì nên xưng là A di đà Phật, bạch thầy,… và xưng mình là con. Khi thưa gửi gì với nhà sư thì đều chắp tay hình búp sen.
- Nguyên tắc ra vào: Khi đi qua cổng Tam quan vào chùa thì nên đi vào cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái). Cửa Trung quan chỉ dành cho Thiên tử, bậc cao tăng, bậc khoa bảng đi vào chùa và đi ra cũng theo cửa này.
Minh Di (tổng hợp)