Mùa săn đặc sản, những người nông dân có thể kiếm tiền triệu mỗi ngày mà không phải vất vả nắng mưa như nhiều nghề khác.
Săn sùng đất
Những ngày giữa tháng 11 hiện tại đang bước vào mùa cao điểm săn sùng đát ở khu vực cánh đồng bãi bồi Thổ Lưu, thôn Đông Hòa, xã Tịnh Giang, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi). Được biết, diện tích đất bãi bồi ở đây thì vô số nhưng việc đào bắt sùng đất thì gần như chỉ diễn ra ở trên cánh đồng, với khoảng diện tích gần 20 ha.
|
Con sùng đất. Nguồn: Dân Việt |
Theo những người dân địa phương có thâm niên nhiều năm trong nghề săn sùng đất thì nơi đây được xem là “thủ phủ” của sùng đất. Có kinh nghiệm nhiều năm mưu sinh trong nghề, anh Nguyễn Văn Hải (xã Tịnh Giang, huyện Sơn Tịnh) chia sẻ trên báo Vietnamnet: “Nói là nghề nhưng thực ra dụng cụ săn sùng đất cũng rất đơn giản, chỉ cần cái cuốc và một xô nước mang theo, khi bắt được thì ngắt ruột bỏ nhanh sùng vào để giữ cho sùng được tươi, và không bị đen, cuốc dùng để đào sùng lưỡi phải dài, mỏng, mới có thể đào sâu bắt được những con sùng lớn”.
Hàng ngày, những người đào lậy thường bắt đầu công việc từ khoảng 6 giờ đến 11 giờ sáng và tiếp tục từ 14 giờ đến 17 giờ 30. Tuy cùng trên một cánh đồng, thế nhưng con lậy sống ở đất trồng mì thì ăn ngon hơn so với số sống ở đất trồng bắp.
Với giá bán dao động từ 200 nghìn đến 250 nghìn đồng/kg sùng đất, nghề săn sùng đất được xem là nghề “hái” ra tiền, giúp nhiều nông dân ở đây kiếm được trên dưới 500 nghìn/1ngày, từ loại côn trùng mà trước đây họ thường săn về chỉ để cho gà, ngan ăn.
Được biết, theo kinh nghiệm dân gian ăn sùng đất không những bổ dưỡng cơ thể, tăng sinh lực, mà còn có tác dụng chữa được nhiều bệnh, nên tại các nhà hàng, quán ăn, món này được xem là đặc sản này và luôn trong tình trạng cung không đủ cầu.
Săn rươi
Rươi còn có tên gọi khác là bách cước (trăm chân) hay hoa trung, chỉ có ở một số vùng nhất định như Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh… Đây là loài vật chỉ xuất hiện theo mùa, khi thời tiết se lạnh, rươi sẽ nổi lên mặt nước, thân màu sữa đục, cũng là lúc nông dân ở các tỉnh này vào mùa thu hoạch rươi.
Được biết, giá rươi năm nay cao hơn năm trước. Mọi năm, giá rươi khi mua ngay tại đầm thường dao động từ 300 - 400 nghìn đồng/kg thì năm nay do thời tiết thất thường, sản lượng rươi không nhiều nên giá rươi tăng đột biến, sau khi qua thương lái có thể lên tới 500 - 600 nghìn/kg.
|
Săn rươi mùa rét. Nguồn: Internet |
Trên Zing.vn, nhiều gia đình mỗi buổi có thể bắt được đến hơn chục cân, thu về tiền triệu. Sau mỗi vụ rươi, với giá thành cao như hiện nay mỗi gia đình làm rươi ở Ninh Bình thường thu được 40 – 50 triệu đồng/vụ.
Trên báo Dân trí, một chủ nhà hàng tại Nam Từ Liêm cho biết, từ đầu mùa, do có khách đặt, anh đã phải nhập về với giá 800 nghìn đồng/cân. Có nghĩa ra, sau khi chế biến để có bữa rươi ra trò thì thực khách sành điệu cũng phải trả bạc triệu cho một món ăn khoái khẩu. Được biết, con rươi là thực phẩm bổ dưỡng, có thể chế biến ra khá nhiều món ăn khác như nấu canh, lẩu, mắm rươi, rươi nấu riêu, kho, hấp…
Nhân Văn (tổng hợp)