Những món đặc sản khoái khẩu này là món ăn yêu thích của nhiều quốc gia trên thế giới nhưng cũng chính trong chúng tiềm ẩn những nguy cơ không hề tốt cho sức khoẻ, thậm chí có thể gây chết người.
Sò huyết (Việt Nam)
Sò huyết sống có thể mang virus và vi khuẩn, bao gồm cả viêm gan A, thương hàn, kiết lỵ… Do đó, khi dùng sò huyết, bạn cần nấu chín và tuyệt đối không ăn sò huyết sống.
Tiết canh (Việt Nam)
Tiết canh bản chất là tiết sống nên tiềm ẩn rất nhiều mầm bệnh. Nếu con vật mắc bệnh thì nguồn tiết chắc chắc cũng chứa các sinh vật gây bệnh. Các bệnh dễ gặp khi ăn tiết canh là liên cầu lợn, nhiễm khuẩn huyết, viêm não mô cầu, giun, sán…và nguy cơ tử vong là hoàn toàn có thể.
Khoai mì (Xứ nhiệt đới)
Đây là một loại cây lương thực xứ nhiệt đới nhưng chứa nhiều glycoside cyanogenic có khả năng gây chết người. Để an toàn, người dùng cần gọt bỏ vỏ khoai mì và nấu kỹ bằng cách nướng, luộc chín...
Bạch tuộc “ngọ nguậy” Sannakji (Hàn Quốc)
Nakji là một loại bạch tuộc nhỏ được phục vụ ở các nhà hàng Nhật Bản và chợ cá Noryangjin ở Seoul. Các xúc tu được cắt và ăn ngay khi chúng vẫn còn giãy giụa trên đĩa, hoặc nếu can đảm hơn, bạn có thể ăn sống cả con. Vấn đề là các giác hút trên xúc tu vẫn có khả năng dính cực chặt trong miệng hoặc cổ họng, dễ dàng gây hóc hay ngạt thở. Ở Hàn Quốc, mỗi năm có khoảng 6 người chết vì món này. Nếu đủ can đảm, bạn nên nhai kỹ và uống thật nhiều nước, tránh ăn món này lúc đang say.
Cua biển (Mỹ Latin)
Dù bệnh tả đã điều trị được, bạn hãy nhớ quy tắc “nấu kỹ, đun sôi, lột vỏ” khi ăn hải sản. Đầu những năm 1990, một nhóm khách du lịch đã bị bệnh tả do ăn cua ở vùng Mỹ Latin. Tôm, trai, sò... đều có thể mang virus bệnh này. Bệnh tả có thể gây chết người nếu nạn nhân bị mất nước quá nhiều.
Cá nóc (Nhật Bản)
Nếu không chế biến đúng cách (loại bỏ hết phần gan và buồng trứng), người ăn thịt cá nóc có thể chết trong vòng vài tiếng. Để chế biến được thực phẩm này, đầu bếp ở Nhật phải thực tập 3 năm. Chợ bán cá nóc lớn nhất Nhật Bản là Shimonoseki. Ngày nay bạn có thể mua trong siêu thị.
Thịt cá nóc không được chế biến đúng cách có chứa tetrodotoxin, làm tê liệt cơ bắp, dẫn tới ngạt thở. Hiện vẫn chưa có thuốc giải, nhưng nạn nhân có thể sống sót nếu được hỗ trợ thở bằng máy cho tới khi chất độc tan dần. Nếu bạn sống sót trong vòng 24 tiếng đầu tiên sau khi trúng độc thì khả năng qua khỏi tương đối cao.
Cá Blaasop sọc bạc (các quốc gia Địa Trung Hải)
Nhiều ngư dân đã chết vì ăn loại cá này. Chất độc có trong gan và cơ quan sinh sản của chúng có thể gây tê liệt, khó thở và thậm chí tử vong.
Xem video: Hướng dẫn làm trắng da cấp tốc với cà phê
Thoa Nguyễn (tổng hợp)