Kem chống nắng có tác dụng bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời khi đi ra ngoài. Chống nắng rất quan trọng, đặc biệt ngăn ngừa ung thư da, cháy nắng và tiền lão hóa da. Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng cách nó có thể gây hại cho làn da.
Kích ứng da
Một số loại kem chống nắng có chứa thành phần có thể gây kích ứng da khiến da dễ bị sưng đỏ và ngứa. Nguyên nhân của phản ứng này do các thành phần tạo mùi và các chất bảo quản thường có trong kem chống nắng. Đặc biệt là PABA có trong các loại kem chống nắng là nguyên nhân chính gây kích ứng da, tuy nhiên, thành phần này lại bị hấu hết các công ty sản xuất loại bỏ khi in nhãn mác lên sản phẩm.
Bạn có thể mua kem chống nắng có gắn nhãn “không gây kích ứng” để yên tâm hơn và cần tuyệt đối tránh các sản phẩm có chứa PABA. Nhưng dù không có chứa PABA, một số thành phần khác cũng có thể khiến bạn bị kích ứng da, cho nên, bạn cần đến bác sĩ da liễu kiểm tra phản ứng sản phẩm trên da hoặc bạn có thể mua kem chống nắng Shiseido có chứa thành phần kẽm và oxide, sẽ ít gây kích ứng hơn.
Nổi mụn nhiều hơn
Nếu bạn đang bị mụn trên da, một số hóa chất có trong các loại kem chống nắng có thể làm tình trạng mụn trầm trọng thêm. Để thoát khỏi tác dụng phụ này bạn có thể chọn loại kem chống nắng không gây mụn và kiềm dầu. Đồng thời, tránh bôi kem chống nắng dành cho da cơ thể lên da mặt.
Tốt hơn hết nên nhận tư vấn để lựa chọn loại kem phù hợp với từng loại da, tránh dùng kem chống nắng cho cơ thể để thoa lên vùng mặt vì chúng quá mạnh.
Gây kích ứng mắt
Kem chống nắng khi tiếp xúc với mắt sẽ gây đau đớn và kích ứng, gây phỏng và nhạy cảm tạm thời với ánh sáng. Một số người còn cho rằng hóa chất trong kem còn gây mù. Nếu kem chống nắng dính vào mắt, hãy rửa lại thật sạch bằng nước lạnh hoặc đi khám bác sĩ.
Gây mủ trong nang lông
Kem chống nắng có thể ra các đốm ngứa rát trên da, dễ phát triển thành chứng phát ban đỏ. Các đốm ngứa rát này đôi khi còn biến thành mụn mủ xung quanh nang lông.
Kem chống nắng có thể gây dị ứng và làm nổi mụn |
Những lưu ý cần biết khi dùng kem chống nắng:
Tránh bôi vào niêm mạc: một số loại kem chống nắng có thể gây kích ứng nếu dính vào vùng niêm mạc như mắt, miệng... Vì vậy, nên tránh không bôi kem chống nắng vào các vùng này.
Khi dùng kem chống nắng mà lại tắm thì hiệu quả chống nắng sẽ giảm đi rất nhiều, thường là giảm một nửa tác dụng. Vì vậy, sau khi tắm, cần bôi lại kem chống nắng thì mới đạt hiệu quả như mong muốn.
Không nên dùng kem chống nắng kết hợp với bôi các loại thuốc ngoài da khác. Đôi khi dùng chung các thuốc này có thể xảy ra hiện tượng tương tác thuốc gây ảnh hưởng tới da, thậm chí gây kích ứng, dị ứng da.
Với trường hợp dùng kem chống nắng để tắm biển, sau khi ngâm mình trong nước biển khoảng 50 phút, nên làm sạch, lau khô cơ thể và bôi lại một lớp kem mới để bảo vệ da.
Mặc dù kem chống nắng rất hiệu quả khi dùng đúng cách, nhưng cũng không thể bảo vệ da hoàn toàn khỏi ánh nắng mặt trời. Ngoài việc sử dụng kem chống nắng, nên dùng thêm các phương pháp bảo vệ khác như: đội mũ, mặc quần áo dài, đeo khẩu trang khi ra ngoài trời nắng gắt, đặc biệt tránh đi vào khoảng thời gian từ 10 - 15 giờ. Không nên đứng quá lâu dưới trời nắng...
Bảo An (tổng hợp)