(Tinmoi.vn) “Em thấy làm nghề này có gì xấu đâu anh, mỗi người một nghề để kiếm thu nhập. Gia đình gửi tiền ra không đủ trang trải, bọn em phải đi kiếm thêm để có tiền đóng học chứ”, một nữ sinh làm “gái gọi” bân bua.
Một số sinh viên thanh minh khi bị tóm ở các “ổ nhền nhện” thường lấy lý lo là bị hoàn cảnh xô đẩy hoặc gia đình khó khăn chỉ theo bạn đi tiếp bia, hát karaoke phục vụ khách …..Cũng chính khi bị tóm, họ rất thản nhiên và cho rằng đó cũng chỉ là một công việc làm thêm để kiếm tiền, không có gì xấu.
T.T.H.T. (SN 1994, quê ở Hà Tĩnh, sinh viên năm thứ nhất một trường ĐH có tiếng ở khu vực Xuân Thủy - Hồ Tùng Mậu) – một trong 10 cô gái “dịch vụ” bị tổ công tác Y6/KH141 tạm giữ tháng 10 năm ngoái rất thản nhiên khi nói về công việc của mình.
“Em thấy làm nghề này có gì xấu đâu, mỗi người một nghề để kiếm thu nhập. Gia đình gửi tiền ra không đủ trang trải, bọn em phải đi kiếm thêm để có tiền đóng học chứ. Nghề này bị nhiều người coi thường, nhưng bọn em chỉ đứng bàn tiếp bia rượu và hát cho khách nghe, có làm gì xấu xa đâu”, T. phân bua khi trao đổi với phóng viên.
Đây cũng là thái độ của N.T.H, một gái gọi từng là sinh viên. Khi được hỏi lý do bản thân và một số “đồng nghiệp” chọn công việc “bán thân”, H cho rằng, mỗi người có một lý do cuộc sống, hoàn cảnh riêng và gái mại dâm cũng chỉ là một… nghề để kiếm tiền. Mặc dù phập phù nhưng thu nhập hàng tháng của các cô cũng lên tới hàng chục triệu. Đây cũng là lý do khiến nhiều người có hoàn cảnh khó khăn chọn nghề “bán thân” thay vì lao động chân tay.
Cũng theo tiết lộ của H., các gái gọi sinh viên thường hoạt động rất kín từ đi lại đến cách ăn mặc, trang điểm, đầu tóc và chủ yếu là sinh viên một số trường ở khu vực Cầu Giấy, Từ Liêm (Hà Nội).
Theo tiết lộ của H., trong “dịch vụ” của mình đa phần đến từ nhiều trường Đại học lớn của Hà Nội ở khu vực quận Cầu Giấy, huyện Từ Liêm.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia tâm lý, giáo dục việc làm đó bắt nguồn từ lối sống buông thả, lười lao động và quan niệm sống hời hợt, nóng vội của một bộ phận giới trẻ. Việc đổ lỗi cho gia đình khó khăn chỉ là cái cớ mà những cô gái cho rằng nó hợp lý nhất để bao biện cho hành vi của mình.
“Một số sinh viên dù được học hành bài bản nhưng vẫn thiếu kiến thức xã hội, đời sống nên thiếu bản lĩnh sống. Khi ở môi trường hiền lành các em chỉ chăm chút việc học nhưng khi giao tiếp với môi trường khác lạ, hào nhoáng dễ bị cuốn hút, sa đà. Hoặc khi gặp sự cố trong tình cảm, dù rất nhỏ nhưng không có sự định hướng đúng đắn của người lớn, các em cũng dễ đi sai đường, lúc đầu chỉ là mớm chân nhưng sau lún sâu và không thể rút chân ra được” chuyên gia tâm lý Thu Hương phân tích.
Không chỉ người lớn, những người bạn cùng trang lứa cũng không “chấp nhận nổi” lý do một số sinh viên coi “gái gọi” là một việc làm thêm để lấy tiền đóng học phí, trang trải sinh hoạt hàng ngày.
“Nếu ai cũng lấy lý do gia đình khó khăn, bố mẹ cung cấp tiền không đủ tiêu thì có lẽ 2/3 sinh viên cả nước đổ xô đi làm gái gọi. Nếu là người biết nghĩ, có nhiều cách để khắc phục hoàn cảnh khó khăn như thật tiết kiệm trong sinh hoạt; đi gia sư, làm thêm các công việc lao động chân tay để có thu nhập …. Thực tế, nhiều sinh viên có hoàn cảnh gia đình thật sự khó khăn vẫn học giỏi, ngoan hiền. Còn những người nói làm gái gọi để theo học, chắc chắn sẽ không theo học được đến nơi đến chốn”, Nguyễn Huyền Trang, sinh viện ĐH Thương Mại chia sẻ.
M.H (TH)
Xem thêm clip Nam sinh trượt patin, quỳ gối tặng hoa bạn gái