Một tàu vũ trụ của NASA đã đâm vào bề mặt Sao Thủy ngày 30/04/2015, mang sứ mệnh đột phá này đi đến kết thúc đầy kịch tính.
Tàu vũ trụ MESSENGER rơi lúc 19:26 GMT hôm thứ Năm, tạo nên một miệng hố mới trên bề mặt lỗ chỗ của Sao Thủy. Theo NASA, tàu thăm dò đâm vào sao Thủy lúc 15h30 ngày 30/4. Messenger va chạm với bề mặt sao Thủy với vận tốc 14.000 km/h, ước tính tạo ra một miệng núi lửa rộng khoảng 15,2 m trên bề mặt hành tinh. Hệ thống kính thiên văn trên Trái Đất không thể quan sát vụ va chạm này vì nó xảy ra ở mặt bên kia của sao Thủy.
Tàu vũ trụ Messenger chụp ảnh bề mặt sao Thủy. (Ảnh: NASA) |
Cuộc va chạm "bạo lực" này là một kết thúc không thể tránh khỏi của MESSENGER, vốn đã bay quanh Sao Thủy từ tháng Ba 2011 và đã cạn kiệt nhiên liệu.
Tàu vũ trụ có chiều rộng 3 mét này đã di chuyển với vận tốc khoảng 14 nghìn km/h tại thời điểm va chạm, và nó có thể đã tạo nên một miệng hố rộng đến 16 mét ở khu vực phía bắc Sao Thủy
Không có một thiết bị quan sát hay công cụ nào chứng kiến được vụ va chạm này, khi mà nó xảy ra ở phía bên kia của Sao Thủy theo hướng nhìn từ Trái Đất.
MESSENGER là tàu vũ trụ đầu tiên bay vào quỹ đạo của hành tinh trong cùng Hệ Mặt Trời, và các quan sát của nó trong bốn năm cuối đời đã giúp vén lên bức màn bí ẩn của Sao Thủy.
Sứ mệnh tàu vũ trụ MESSENGER được xây dựng với kinh phí lên đến 450 triệu USD. Tên của nó được rút gọn từ cụm từ đầy đủ: MErcury Surface, Space ENvironment, GEochemistry and Ranging. MESSENGER được phóng lên vào ngày 03/08/2004.
Trang Vũ (Tổng hợp)