SARS-COV-2 được chụp ở độ phóng đại 1 micromet
Được công bố trên Tạp chí Y học New England hôm qua 3/9, đây là những hình ảnh mô tả cách coronavirus mới đang lây nhiễm hàng loạt vào các tế bào phổi của con người.
Nghiên cứu được thực hiện chủ yếu bởi Camille Ehre, một nhà nghiên cứu về phổi và là bác sĩ nhi khoa tại Đại học Bắc Carolina. Cùng với nhóm của mình, cô đã có cơ hội chụp ảnh để hiểu chính xác cách virus Corona tương tác với đường hô hấp của phổi khi nó bị nhiễm trùng như thế nào, cũng như cách các tế bào bị nhiễm bệnh này hoạt động ra sao sau khi chúng bị tấn công bởi virus.
Họ sử dụng các tế bào từ biểu mô, hoặc bề mặt, của đường dẫn khí dạng cây của phổi, lấy từ phổi được cấy ghép và nuôi cấy chúng trong phòng thí nghiệm. Sau đó, họ cho các tế bào tiếp xúc với SARS-CoV-2, và để tự nhiên tiếp quản phần còn lại.
Tất cả các thí nghiệm lây nhiễm đều được thực hiện trong phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp độ 3, dành riêng cho việc nghiên cứu một số vi trùng thuộc dạng nguy hiểm nhất trên thế giới.
Apple lọt vào tầm ngắm của cơ quan chống độc quyền Nhật Bản
Cơ quan chống độc quyền Nhật Bản cho biết, họ sẽ bắt đầu chú ý đến các hành vi của nhà sản xuất iPhone do cuộc chiến pháp lý đình đám đang diễn ra giữa Apple và Epic. Điều đó đã giúp giám đốc nhiều hãng game Nhật Bản có đủ tự tin lên tiếng về các khiếu nại của mình, một điều hiếm hoi trước đây họ thường e ngại bị trả đũa khi phản đối.
Quyết định khiêu chiến với gã khổng lồ công nghệ Mỹ về các hành vi của họ trên cửa hàng ứng dụng di động App Store rõ ràng đã gây ra một tiếng vang lớn, và thu hút sự chú ý từ các nhà quản lý của thị trường game khổng lồ tại Nhật Bản, khi cũng đang có những lời khiếu nại và nghi vấn của nhiều nhà phát triển game về sự thống trị của người khổng lồ công nghệ này.
Microsoft ra công cụ phát hiện ảnh deepfake
Gã khổng lồ phần mềm Microsoft dùng cả AI và dịch vụ điện toán đám mây Azure để giúp người dùng phân biệt giữa nội dung thật và giả.
Deepfake đôi lúc chỉ đơn thuần là trò đùa vui vẻ, nhưng rất nguy hiểm nếu bị lạm dụng vào mục đích xấu. Hình ảnh, video, âm thanh do AI tạo ra có thể được sử dụng để gây nhầm lẫn hoặc đánh lừa mọi người.
Để góp phần ngăn chặn việc này, Microsoft vừa tung ra 2 Công nghệ mới là Microsoft Video Authenticator, và một phần của dịch vụ đám mây Azure nhằm giúp người dùng phân biệt thật giả.