Chiều ngày 27/3, Liên Bộ Công thương - Tài Chính tiếp tục điều chỉnh giá xăng dầu trong nước theo chu kỳ 15 ngày/lần. Theo đó, trong kỳ điều chỉnh xăng dầu lần này, liên Bộ đã tiếp tục đưa ra quyết định tăng mức giá bán lẻ xăng dầu so với phiên trước đó vào ngày 12/3.
Cụ thể, trong lần điều chỉnh này, giá xăng RON 95 được điều chỉnh tăng 165 đồng/lít với mức giá bán tối đa là 19.046 đồng/lít còn xăng E5 RON 92 tăng 129 đồng/lít với giá bán lẻ tối đa là 17.851 đồng/lít.
Trong khi đó, các mặt hàng dầu hỏa lại giảm trong lần điều chỉnh này. Thoe đó, dầu diesel giảm 158 đồng/lít với mức giá bán lẻ là 13.173 đồng/lít ; dầu hỏa giảm 169 đồng/lít với giá bán lẻ là 14.243 đồng/lít còn dầu mazút có mức giá bán là 13.769 đồng/kg (giảm 12 đồng/kg).
Trong lần điều chỉnh này của liên bộ Công Thương-Tài chính, các mặt hàng là xăng E5 RON92, xăng RON95-III, dầu mazút, dầu diesel và dầu hỏa tiếp tục giữ mức trích lập quỹ bình ổn là 0 đồng/lít,kg. Nghĩa là lần này liên Bộ không trích quỹ bình ổn giá với các mặt hàng xăng, dầu. Tuy nhiên, liên Bộ Tài chính - Công Thương lại chi sử dụng quỹ bình ổn giá đối với mặt hàng xăng E5 RON 92 ở mức 1.900 đồng/lít, xăng RON 95 ở mức 1.050 đồng/lít và dầu mazut là 600 đồng/kg. Ngoài ra dầu hỏa được chi sử dụng quỹ bình ổn giá ở mức 500 đồng/lít; dầu diesel 500 đồng/lít.
Trong một diễn biến mới nhất của giá xăng dầu mới nhất trên thế giới, tại phiên giao dịch cuối tuần, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI đứng ở mức 60,72 USD/thùng, tăng 2,16 USD/thùng trong phiên. So sánh với cùng thời điểm ngày 26/3, Giá dầu WTI đã tăng tới 1,92 USD/thùng.
Giá dầu Brent đứng ở mức 64,37 USD/thùng, tăng 2,42 USD/thùng trong phiên và so với cùng thời điểm ngày 26/3 đã tăng tới 2,18 USD/thùng.
Có thể thấy, giá dầu hôm nay tăng mạnh chủ yếu do thị trường lo ngại nguồn cung dầu thô và các sản phẩm lọc hoá dầu gián đoạn trong thời gian dài hơn khi thông tin việc phong toả Kênh đào Suez có thể kéo dài nhiều tuần thay vì chỉ 2 ngày như dự báo trước đây.
Được biết sự cố ở Kênh đào Suez đã gây ảnh hưởng tiêu cực với thương mại hàng hóa container, nhiên liệu giữa Trung Đông, Trung Quốc và EU. Theo tờ Bloomberg ước tính, sự cố ở Kênh đào Suez đang khiến khoảng 10 tỷ USD hàng hóa bị mắc kẹt.
Tuy nhiên cũng nhờ sự cố Kênh đào Suez đã khiến giá dầu hôm nay cũng được thúc đẩy nhờ thông tin giá cước vận tải contenner tăng mạnh. Giá cước vận chuyển container 67,7 m3 từ Trung Quốc sang châu Âu hiện đã tăng cao hơn gấp 4 lần cùng kỳ năm 2020, lên mức 8.000 USD.
Bên cạnh đó, giá xăng dầu hôm nay còn được hỗ trợ khi lo ngại về căng thẳng địa chính tại Trung Đông leo thang trong ki đó khả năng OPEC+ sẽ tiếp tục duy trì mức sản lượng hiện nay nhằm hỗ trợ giá dầu đang được đặt ra.