Đề xuất bỏ quy định nộp kinh phí bảo trì 2% khi mua nhà chung cư
Theo ông Nguyễn Thanh Hải, Trưởng phòng Quản lý nhà và công sở (Sở Xây dựng TPHCM), tranh chấp, khiếu kiện tại các chung cư trong thời gian vừa qua phần nhiều liên quan đến vấn đề quỹ bảo trì. Nếu vẫn còn quy định khi mua nhà chung cư, người mua nhà phải nộp kinh phí bảo trì 2% sẽ còn phát sinh tranh chấp.
Theo ông Nguyễn Thanh Hải, Trưởng phòng Quản lý nhà và công sở (Sở Xây dựng TPHCM), tranh chấp, khiếu kiện tại các chung cư trong thời gian vừa qua phần nhiều liên quan đến vấn đề quỹ bảo trì. Nếu vẫn còn quy định khi mua nhà chung cư, người mua nhà phải nộp kinh phí bảo trì 2% sẽ còn phát sinh tranh chấp.
Tại một hội thảo, ông Hà Quang Hưng – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) - cho biết, cả nước có khoảng 3.000 tòa nhà chung cư, trong đó tập trung chủ yếu tại TP Hà Nội và TP HCM. Theo báo cáo của các địa phương gửi về Bộ Xây dựng tính đến hết quý II/2018, trên phạm vi cả nước có 108 dự án xảy ra tranh chấp, khiếu nại giữa cư dân với chủ đầu tư.
Luật Nhà ở và các văn bản hướng dẫn thi hành đều quy định chủ đầu tư có trách nhiệm nộp 2% kinh phí bảo trì (số tiền này thu từ người mua căn hộ và phần diện tích mà chủ đầu tư giữ lại, không bán). Số tiền này phải được gửi vào ngân hàng thương mại và chuyển giao lại cho Ban Quản trị nhà chung cư khi Ban Quản trị được thành lập.
Nhà mạng nào hưởng lợi nhất từ dịch vụ chuyển mạng giữ số?
Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, tính đến hôm qua (10/3) đã có 167.597 thuê bao di động thực hiện chuyển mạng giữ số sau gần 4 tháng triển khai dịch vụ này (chiếm khoảng 1,4% tổng số thuê bao di động cả nước). Trong đó chỉ có 109,561 thuê bao chuyển đi thành công, chiếm 65,4%. Con số này được cải thiện hơn trong thời gian gần đây (số liệu trước đó là hơn 50%). Tuy nhiên tỷ lệ chuyển mạng thành công vẫn khá thấp, nhất là với hai nhà mạng MobiFone và Vietnamobile.
Tính đến thời điểm hiện tại, VinaPhone đang hưởng lợi nhiều nhất từ dịch vụ chuyển mạng giữ số khi số lượng thuê bao chuyển đến nhà mạng này nhiều hơn chuyển đi là 22.367. Viettel cũng có thuê bao chuyển đến nhiều hơn chuyển đi là 8696.
MobiFone đang là nhà mạng “thiệt hại” nhất khi triển khai dịch vụ này khi có số lượng thuê bao chuyển đi khỏi nhà mạng nhiều hơn thuê bao chuyển đến là 20.659. Nhà mạng Vietnamobile cũng có tỷ lệ chuyển đi nhiều hơn chuyển đến tới hơn 10.000 thuê bao.
Theo đánh giá của giới chuyên gia, dù tỷ lệ chuyển mạng thành công vẫn thấp, nhiều khách hàng vẫn gặp khó khi muốn chuyển mạng song dịch vụ chuyển mạng giữ số đang thực sự tạo ra sự cạnh tranh giữa các nhà mạng, mang lại thuận lợi cho người dùng.
Giá vàng hôm nay 11/3/2019: Vàng 9999 tăng mạnh, có xu hướng đi lên
Giá vàng hôm nay 11/3, tính đến đầu giờ sáng đang giao dịch quanh ngưỡng 1.298 USD/ounce - tăng 02 USD so với ngày hôm qua.
Giá vàng hôm nay đang đi theo xu hướng đi lên và thậm chí có thể vọt lên mạnh theo dự báo của các chuyên gia.
Thị trường vàng trong nước chốt phiên giao dịch cuối tuần, Giá vàng miếng được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết ở mức: 36,55 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,65 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng 30 nghìn đồng so với ngày hôm qua ở chiều mua vào.
Tại Công ty SJC, giá vàng niêm yết chiều mua vào là 36,47 triệu đồng/lượng, ở chiều bán ra có mức giá là 36,68 triệu đồng/lượng. Tại thị trường TP.HCM, chiều bán ra niêm yết ở mức giá 36,64 triệu đồng/lượng.
Giá vàng SJC tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn được niêm yết ở mức: 36,51 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,70 triệu đồng/lượng (bán ra).
Thương hiệu vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu tính đến đầu giờ sáng nay cũng tăng 40.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, hiện niêm yết ở mức 36,48 – 36,93 triệu đồng/lượng.
Tỷ giá ngoại tệ ngày 11/3/2019: USD thế giới không khả quan
Trên thị trường thế giới, chỉ số đô la Mỹ (USD Index) đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với 6 loại tiền tệ chính (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đầu phiên sáng nay đang ở mức 97,37 điểm, đang tăng trở lại so với mức 97,26 điểm cuối phiên tuần trước.
Trong khi đó, tỷ giá đồng bảng Anh giảm 0,24% xuống mức 1,2984 USD. Tỷ giá USD so với yen Nhật giảm 0,08% xuống mức 111,08 yen.Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 1 USD = 22.946,00 VND (tăng 6 đồng).
Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.200 đồng (không đổi) và bán ra ở mức 23.584 đồng (tăng 6 đồng).
Đa số các ngân hàng thương mại giữ Tỷ giá ngoại tệ đồng đô la Mỹ hôm nay không đổi so với cuối giờ phiên liền trước, phổ biến ở mức 23.150 đồng (mua) và 23.250 đồng (bán).
BIDV niêm yết ở mức: 23.150 đồng (mua) và 23.250 đồng (bán).
Vietinbank: 23.151 đồng (mua) và 23.251 đồng (bán).
Vietcombank: 23.160 đồng (mua) và 23.260 đồng (bán).
ACB: 23.160 đồng (mua) và 23.240 đồng (bán).
Tỷ giá Euro đứng ở mức: 25.765 đồng (mua) và 26.489 (bán).
Tỷ giá Bảng Anh: 30.013 đồng (mua) và 30.494 (bán).
Tỷ giá yên Nhật ở mức 201,13 đồng và bán ra ở mức 209,05 đồng.
Sân bay Tân Sơn Nhất bị xếp hạng chất lượng dịch vụ 'bét bảng'
Thông tin vừa được Cục Hàng không Việt Nam (Bộ GTVT) công bố trong Kết quả khảo sát Mức độ hài lòng của hành khách về chất lượng dịch vụ năm 2018.
Theo đó, có 6 cảng hàng không được đưa vào đánh giá, lấy ý kiến về sự hài lòng của hành khách, gồm: Nội Bài (Hà Nội), Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất (TPHCM), Cam Ranh (Khánh Hòa), Cát Bi (Hải Phòng), Phú Quốc (Kiên Giang).
Kết quả, Cảng hàng không Cát Bi được hành khánh đánh giá chất lượng dịch vụ tốt nhất (4,56 điểm), tiếp theo là Cam Ranh (4,31 điểm), Đà Nẵng (4,23 điểm), Nội Bài (4,22 điểm), Phú Quốc (4,04 điểm); cuối cùng là Tân Sơn Nhất (3,96).
7 nhóm tiêu chí được đưa ra lấy ý kiến khách hàng bao gồm: Nhóm Tiêu chí “Nhà ga đi”; Tiêu chí “Khu vực làm thủ tục hàng không”; Tiêu chí “Khu vực soi chiếu an ninh”; Tiêu chí “Khu vực xuất nhập cảnh”; Tiêu chí “Khu vực phòng chờ ra tàu bay”; Nhóm Tiêu chí “Nhà ga đến”; Nhóm Tiêu chí “Phương tiện giao thông công cộng”.
Trong 7 nhóm tiêu chí trên, nhóm tiêu chí duy nhất Tân Sơn Nhất không về cuối là tiêu chí về “Khu vực phòng chờ ra tàu bay” (Phú Quốc xếp cuối).