Thị trường tiền ảo có thêm 12 tỷ USD trong ‘nháy mắt’
Chỉ trong 24 giờ qua, thị trường tiền mã hóa đã nâng lên cấp độ mới, Bitcoin và Litecoin, Binance Coin, Maker, Ontology, Bitcoin Gold, Enjin Coin được bơm tiền mạnh, trong khi Tether, Ravencoin… kéo dài sự suy giảm.
Sau khi thua lỗ hàng 100 USD vào ngày hôm qua, Bitcoin đã tìm lại được phong độ và đang ổn định mức giá 3.891 USD. Vốn hóa thị trường được đẩy lên 68,3 tỷ USD. Khối lượng giao dịch ngày hôm qua đạt gần 9 tỷ USD. Theo dự đoán, giá đồng coin có thể sẽ không vượt qua mốc 3.900 USD trong một vài ngày tới.
Trong khi đó, Ethereum đã có bước tiến dài khi vượt lên mức 137,3 USD, tăng tới 7,8% trong 24 giờ.
XRP cũng tăng 3,46% lên 0,315 USD, giúp kéo gần khoảng cách giữa hai đồng coin đứng thứ 2 và 3 bảng xếp hạng giá trị còn khoảng 1,4 tỷ USD.
EOS và Litecoin cũng tăng mạnh 14 và 15% trong 24 giờ qua, đảm bảo hai đồng tiền mã hóa này xây chắc vị trí thứ 5 và 6 trong bảng xếp hạng.
Giá vàng hôm nay 6/3/2019: Vàng giảm thảm hại, chạm đáy
Giá vàng hôm nay 6/3 đến đầu giờ sáng nay, (giờ Việt Nam) Giá vàng giao ngay đứng ở mức 1.287 USD/ounce.
Giá vàng hôm nay cao hơn 1,3% (17,5 USD/ounce) so với đầu năm 2018. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 35,6 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn 1 triệu đồng so với vàng trong nước.
Giá vàng trong nước giảm 10.000 đồng – 30.000 đồng so với hôm qua.đang được giao dịch ở mức sau.
Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức 36,46 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,56 triệu đồng/lượng (bán ra).
Trong khi đó, giá vàng SJC giao dịch lẻ của Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở mức giá 36,48 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,55 triệu đồng/lượng (bán ra).
Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn hiện tại đang niêm yết vàng SJC ở mức: 36,43 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,62 triệu đồng/lượng (bán ra).
Theo Doji, kết hợp đà giảm của giá vàng thế giới, giá vàng trong nước lui về ngưỡng thấp nhất trong hơn 3 tháng qua. Trong phiên, xu hướng bán vàng ra chiếm ưu thế là yếu tố đẩy giá vàng trong nước giảm sâu thêm.
Tăng 260 bậc trên Forbes, Tỷ phú Phạm Nhật Vượng giàu hơn cả TT Donald Trump
Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách những tỷ phú giàu nhất thế giới năm 2019. Việt Nam có 5 đại diện góp mặt, trong đó dẫn đầu là ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Vingroup với tài sản 6,6 tỷ USD.
Trên bảng xếp hạng của Forbes, ông Vượng xếp thứ 239, tăng 260 bậc so với danh sách công bố 1 năm trước. Trong bảng xếp hạng này, ông Vượng còn giàu hơn cả Tổng thống Mỹ Donald Trump (3,1 tỷ USD), cựu CEO Uber Travis Kalanick (5,8 tỷ USD) và nhiều nhân vật nổi tiếng khác.
Phạm Nhật Vượng (sinh 5/8/1968) là một doanh nhân người Việt Nam. Ông được xem là vị tỷ phú đô la đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam từ ngày 7 tháng 3 năm 2011 với giá trị tổng tài sản lên đến khoảng 21.200 tỷ đồng Việt Nam tương đương 1 tỷ đô la Mỹ tại thời điểm đó (1 tỷ đô la bằng 20.000 tỷ đồng).
Từ năm 2000, ông Phạm Nhật Vượng chuyển hẳn về Việt Nam đầu tư, mở ra Vingroup hoạt động trong lĩnh vực bất động sản sau đó kinh doanh đa lĩnh vực, ngành nghề.
Vingroup dưới sự điều hành của tỷ phú đô la Phạm Nhật Vượng luôn nằm trong top 5 các công ty niêm yết có vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
CTS dự báo triển vọng doanh nghiệp không quá sáng, VN-Index kết thúc năm 2019 đạt khoảng 926 điểm
Theo báo cáo mới được công bố của CTCK Vietinbank (CTS), kể từ sau tết tới nay, thị trường đón nhận 2 tin tốt về việc Fed rate có thể không tăng thêm trong năm 2019 và việc Mỹ - Trung có khả năng đạt được thoả thuận trong tương lai và điều này khiến dòng vốn bắt đầu trở lại thị trường cổ phiếu toàn cầu cũng như Việt Nam.
Trong vòng 1 tháng kể từ ngày 04/02 – 03/03/2019, dòng vốn ngoại đổ vào thị trường cổ phiếu Việt Nam đạt 111,6 triệu USD. Thanh khoản thị trường cũng sôi động hơn giúp thúc đẩy đà tăng của các cổ phiếu Bluechip.
Theo CTS, 2019 sẽ tiếp tục là một năm thuận lợi đối với kinh tế vĩ mô Việt Nam, tuy nhiên đóng góp chính vào tăng trưởng là từ khối doanh nghiệp FDI. Việt Nam có mối quan hệ tốt với hầu hết các nước trên thế giới, có nhiều yếu tố thuận lợi để thu hút đầu tư cũng như thiện chí của chính phủ. Theo một cuộc khảo sát ở Nhật Bản hồi tháng 01/2019 được thực hiện bởi Kyodo News-afiliated, Việt Nam là điểm điến số một để đầu tư ra nước ngoài với 36% ý kiến của các công ty nước này, Ấn Độ đứng thứ 2 với 18% và Trung Quốc chỉ có 8%. Ý tưởng tương tự cũng rất phổ biến ở Trung Quốc khi các doanh nghiệp đang hoạt động ở nước này cho rằng Việt Nam có chi phí sản xuất rẻ hơn và lực lượng lao động trẻ hơn.
Giá đất Cần Giờ bất ngờ tăng nhiệt đầu năm
Đây được xem là làn sóng đầu tư địa ốc ăn theo diễn biến thông tin hạ tầng, xu hướng đầu tư cũ đã tồn tại nhiều thập kỷ tại Sài Gòn. Đầu tuần, phương án thiết kế kiến trúc cho Cầu Cần Giờ vừa được UBND TP HCM chọn và công bố sau một thời gian dài công trình hạ tầng này chỉ dừng lại ở mức khởi động, cân nhắc chọn phương án thiết kế... Điều này đã hâm nóng thị trường nhà đất vốn đang thiếu hụt thông tin hỗ trợ tích cực trong 6-9 tháng qua.
Theo phương án thiết kế được TP HCM công bố chọn đầu tháng 3/2019, Cầu Cần Giờ sẽ là cầu dây văng một trụ tháp với ý tưởng phác họa hình tượng cây đước đặc trưng của huyện Cần Giờ (khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn). Công trình hạ tầng này có sứ mệnh thay thế phà Bình Khánh, kết nối huyện Cần Giờ với trung tâm thành phố, cây cầu dự kiến cần vốn 5.300 tỷ đồng. Dù chỉ là một thông tin ở giai đoạn tiền chuẩn bị, giới đầu tư địa ốc tại Cần Giờ vẫn bị tác động khá mạnh.
Theo ghi nhận từ các môi giới địa phương, bám trụ tại địa bàn Bình Khánh và Cần Thạnh, nếu lấy cột mốc từ trước Tết Kỷ Hợi đến nay, từ tháng 1/2019 đến đầu tháng 3/2019, thị trường ghi nhận mức tăng giá bình quân 10-12%, một biên lợi nhuận hấp dẫn trong ngắn hạn (đôi ba tháng) nhưng vẫn kém hơn so với cùng kỳ năm ngoái tại địa bàn này.
Chuyên gia này phân tích, nhìn tổng thể, Cần Giờ hội đủ điều kiện để trở thành hậu phương phát triển đô thị sinh thái có một không hai của TP HCM. Ưu điểm lớn của huyện đảo này là có thế tựa rừng hướng biển, lại lọt vào tầm ngắm của nhiều nhà phát triển đô thị thuộc nhóm "ông lớn" gia nhập thị trường. Tuy nhiên, Cần Giờ cần thêm nhiều động thái mạnh mẽ trong việc đầu tư hạ tầng giao thông và kiểm soát quy hoạch theo hướng phát triển bền vững.