Vải thiều Việt Nam lần đầu bay sang Singapore, 'cháy' hàng ở siêu thị
Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, năm 2020 là năm đầu tiên người dân Singapore được thưởng thức vải thiều nhập khẩu trực tiếp Việt Nam, mặc dù người dân quốc đảo này đã rất quen thuộc với trái vải của Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan từ nhiều năm. Tại Singapore, vải luôn được coi là trái cây cao cấp và có mức giá cao so với các loại trái cây khác trên thị trường nhưng người dân Singapore hàng năm luôn tiêu thụ vải với số lượng lớn. Các hộp vải ở Singapore thường được đóng với trọng lượng từ 700g đến 1.000g.
Vải thiều Việt Nam hiện được bán với giá 5 SGD/kg trong tuần đầu tiên (mức giá khuyến mại) và tăng trở lại mức 6 SGD/kg (khoảng hơn 80.000 đồng) ngay trong tuần tiếp theo, cùng mức giá với vải Trung Quốc đang bán tại Singapore. Tuy nhiên, do chất lượng và màu sắc trái vải đẹp tươi hơn hẳn, người tiêu dùng Singapore ngay lập tức “phải lòng” với trái vải Việt Nam. Sau 2 tuần lên kệ, nhiều siêu thị đã không còn vải để bán.
Trong bối cảnh Singapore vẫn tiến hành các biện pháp để kiểm soát dịch Covid-19, việc triển khai chiến dịch truyền thông để quảng bá trái vải không thể thực hiện được. Tuy nhiên, để chuẩn bị cho việc đưa trái vải vào thị trường Singapore ổn định trong những năm tiếp theo, Thương vụ đang cùng phía Fair Price rà soát, tổng kết và rút kinh nghiệm.
Giá vàng, Giá vàng mới nhất hôm nay 1/7: Đứng vững trên đỉnh
Giá vàng, giá vàng mới nhất hôm nay, giá vàng thế giới giao ngay vượt ngưỡng 1.773 USD/ounce. Vàng giao tháng 8 năm 2020 trên sàn Comex New York ở mức 1.783 USD/ounce.
Giá vàng hôm nay cao hơn 38,2% (490 USD/ounce) so với đầu năm 2019. Giá vàng thế giới đang đứng vững trên đỉnh cao 8 năm bất chấp áp lực chốt lời gia tăng khi mặt hàng này tăng vọt trong vài phiên gần đây.
Giá vàng, giá vàng trong nước mới nhất hôm nay, giá vàng trong nước chốt phiên ngày 30/6 đa số các cử hàng vàng tăng giá vàng 9999 thêm khoảng 50-70 nghìn đồng/lượng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên liền trước.
Giá vàng SJC được tập đoàn vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức 49,15 triệu đồng/lượng (mua vào) và 49,30 triệu đồng/lượng (bán ra).
Giá vàng SJC được Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức 49,04 triệu đồng/lượng (mua vào) và 49,41 triệu đồng/lượng (bán ra).
Thêm một hãng hàng không lớn ở Mỹ Latinh phá sản vì COVID-19
báo nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 Luật Phá sản Mỹ, sau khi hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng "chưa từng thấy" do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Thông báo của hãng trên nêu rõ: "Chúng tôi bắt đầu quá trình tự nguyện tiến hành tái cơ cấu tài chính theo Chương 11 Luật Phá sản Mỹ. Tiến trình pháp lý sẽ không làm gián đoạn các hoạt động của hãng hàng không".
Xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 Luật phá sản Mỹ là tiến trình pháp lý cho phép các doanh nghiệp vẫn có thể duy trì hoạt động dưới sự giám sát của một tòa án Mỹ trong khi được phép trì hoãn việc trả nợ để tái cơ cấu tài chính.
Cũng giống như nhiều hãng hàng không khác trên khắp thế giới, Aeromexico đang bị đại dịch COVID-19 gây thiệt hại lớn.
Khối ngoại trở lại mua ròng hơn 100 tỷ đồng, tập trung “gom” PLX trong phiên đầu tháng 7
Phiên giao dịch đầu tháng 7 diễn ra khá suôn sẻ với sắc xanh hiện diện trên cả 3 chỉ số. Theo đó, VN-Index đóng cửa tăng 18,38 điểm (2,23%) lên 843,49 điểm; HNX-Index tăng 1,75% lên 111,69 điểm và UPCom-Index tăng 0,95% lên 56,05 điểm.
Giao dịch khối ngoại cũng khá tích cực khi họ trở lại mua ròng hơn 100 tỷ đồng trên toàn thị trường. Lực mua tập trung vào PLX (174,7 tỷ đồng), VNM (25,3 tỷ đồng), VRE (14,9 tỷ đồng)…
Trên HoSE, sau 4 phiên bán ròng liên tiếp, khối ngoại đã trở lại mua ròng 112,15 tỷ đồng. Trên HNX, khối ngoại có phiên bán ròng nhẹ với giá trị 446 triệu đồng.
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam
Theo Tổng cục Thống kê, dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên thế giới, đặc biệt tại các nước đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam đã ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất, nhập khẩu của nhiều mặt hàng.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,4 tỷ USD, giảm 2,1% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, 6 tháng đầu năm 2020, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 121,21 tỷ USD, giảm1,1% so với cùng kỳ năm trước.
Theo đó, xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước đạt 41,38 tỷ USD, tăng 11,7%, chiếm 34,1% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 79,83 tỷ USD, giảm 6,7%, chiếm 65,9%.
Trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam có 22 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 86,2% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đặc biệt, có 4 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 52,7% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Trong đó, điện thoại và linh kiện có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, đạt 21,5 tỷ USD, chiếm 17,7% tổng kim ngạch xuất khẩu, giảm 8,4% so với cùng kỳ năm trước. Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 19,3 tỷ USD, tăng 24,2%; hàng dệt may đạt 12,8 tỷ USD, giảm 15,5%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 10,3 tỷ USD, tăng 25,2%...
Nhìn chung, tỷ trọng xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực vẫn thuộc về khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó, điện thoại và linh kiện chiếm 91,7%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 70,4%; giày dép chiếm 77,8%; hàng dệt may 58%.
Về thị trường hàng hóa xuất khẩu, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 30,3 tỷ USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc, thị trường EU, thị trường ASEAN...