Theo Thanh Niên và PLO, Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) cho biết, sau khi thống nhất với Việt Nam về mẫu giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu lông vũ từ tháng 1/2020, đến nay, Việt Nam đã có 20 doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu lông vũ vào thị trường Trung Quốc.
Các loại lông vũ này được khai thác chủ yếu từ những loại gia cầm như gà hay vịt. Tại Việt Nam, các sản phẩm này được coi như "đồng nát", không có quá nhiều giá trị nhưng lại trở thành mặt hàng xuất khẩu đem về Doanh thu rất lớn.
Thống kê từ Cục Thú Y, nửa đầu năm 2021, các doanh nghiệp nước nhà đã xuất khẩu khoảng 5.000 tấn lông vũ sang các nước. Trong đó, thị trường Trung Quốc là nơi nhập khẩu nhiều lông vũ nhất từ Việt Nam với khoảng hơn 4.000 tấn, thu về khoảng 20 triệu USD (hơn 460 tỷ đồng).
Còn trong năm 2020, 8.000/10.000 tấn lông vũ đã được doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu thành công sang Trung Quốc.
Những loại lông vũ xuất khẩu được lựa chọn từ các loại gia cầm khỏe mạnh, đảm bảo không có dịch bệnh và không tạp chất. Bên cạnh đó, lông vũ cũng phải đảm bảo yêu cầu về điều kiện bảo quản, tiêu chuẩn độ đục, độ tiêu hao oxy.
Khi xuất khẩu lông vũ sang Trung Quốc, các doanh nghiệp bắt buộc phải xin giấy chứng nhận kiểm dịch theo yêu cầu của nhà nhập khẩu. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu không có yêu cầu thì thực hiện theo quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh.
Tác dụng của lông gà, lông vịt
Lông gà, lông vịt tưởng như là "phế phẩm" nhưng lại đang có sức hút trong những năm gần đây nhờ sự phát triển của công nghệ kĩ thuật. Lông gà, lông vịt nếu được sản xuất trực tiếp có thể sử dụng làm cầu lông, cầu đá hoặc các loại chổi lông gà, lông vịt.
Với dòng sản phẩm mang đi xuất khẩu, tác dụng của lông gà, lông vịt có thể để sản xuất chăn cao cấp với mức giá rất cao.
Trong khi đó, những loại lông vũ siêu mịn và nhẹ có khả năng tạo ra những "túi khí" nhỏ, giữ ấm cho cơ thể nên thường được dùng để làm nguyên liệu để sản xuất quần áo hoặc các loại khăn lông phục vụ đời sống cá nhân.