Trăn gấm thuộc loài động vật hoang dã thuộc nhóm IIB trong Sách Đỏ Việt Nam, là nhóm các loài quý hiếm và bị đe dọa, khi phát hiện người dân chỉ được xua đuổi, không được giết thịt.
Một con trăn gấm nặng 30kg được phát hiện ở Bình Định. Ảnh Gia Khương/ Thanh Niên |
Thông tin người dân thôn Phú Cốc Tây, xã Quế Thọ, huyện Hiệp Đức, Quảng Nam bắt được một con trăn khủng dài 5m, nặng 30kg vừa nuốt chửng một con bê đã gây tò mò. Theo nhận dạng thì đây là con trăn gấm quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam. Tuy nhiên người dân vì thiếu hiểu biết đã xẻ thịt con trăn.
Trăn gấm dài 5m bị người dân vây bắt ở Quảng Nam hôm 10/12. Ảnh Vnexpress |
Theo bà Bùi Thị Hà - Phó Giám đốc Trung tâm giáo dục Thiên Nhiên (ENV) cho biết: "Trăn gấm là loài động vật hoang dã, động vật rừng nguy cấp quý hiếm thuộc nhóm IIB. Theo Nghị định 32/HĐBT quy định về Quản lý thực vật rừng, động vật hoang dã quý, hiếm, khi người dân phát hiện trăn gấm nói riêng và các loại động vật quý hiếm chỉ được dùng biện pháp xua đuổi, không gây tổn thương đến động vật rừng quý hiếm. Tuy nhiên, khi những loài động vật này tấn công con người hoặc có hành khi gây ảnh hưởng đến cuộc sống con người thì người dân cũng có thể tiến hành một số biện pháp xử lý khác nhưng phải được sự đồng ý và chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã hoặc thành phố trực thuộc tỉnh (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện) xem xét, quyết định cho phép được bẫy, bắn tự vệ để bảo vệ tính mạng nhân dân."
Theo Tiến sĩ Nguyễn Quảng Trường (Viện Sinh thái Tài nguyên Sinh vật), trăn gấm không có nọc độc, chúng giết con mồi bằng cách quấn lấy thân con vật và siết cho đến chết. Chúng không được xem là mối nguy hiểm với con người nếu như không bị tấn công. Vì vậy khi phát hiện trăn gấm ở khu dân cư, người dân chỉ nên tránh và báo với chính quyền để được xử lý. Hiện quần thể của chúng còn rất nhỏ, cần được bảo vệ.
Xem thêm:Cận cảnh trăn khổng lồ nuốt chửng con cáo bay
[mecloud]VsPrrXeu2D[/mecloud]
Theo tài liệu từ Sinh vật rừng Việt Nam, trăn gấm (Python reticulatus) có đầu dài, nhỏ, màu vàng nhạt hay nâu. Chúng có chiều dài 6-7m. Trên thân và đuôi có đường xám đen nối với nhau tại thành dạng mắt dưới nổi trên nền màu vàng nâu.
Trăn gấm thường sống ở rừng thưa, gần các sông suối. Tại Việt Nam, trăn gấm phân bố ở Đà Nẵng, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Bình Định...[mecloud]MWjmY4unBU[/mecloud]
Dã Quỳ