Giữa bối cảnh kinh tế thế giới vẫn còn nhiều khó khăn và những biến động mạnh mẽ như của các cuộc khủng hoảng tài chính 2007, căng thẳng của thương mại Mỹ - Trung, tác động tiêu cực của sự kiện Brexit hay mới đây nhất là những tổn thất nặng nề trước tình hình đại dịch Covid-19 vẫn còn đang diễn biến phức tạp… thì thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn không ngừng phát triển, ổn định và bền vững sau 20 năm hình thành đi vào hoạt động, trở thành một kênh đầu tư sinh lời hiệu quả.
Hai mươi năm trước, khi khái niệm thị trường chứng khoán là gì? lần đầu tiên xuất hiện tại thị trường Việt Nam, phiên giao dịch đầu tiên diễn ra vào ngày 28/07/2000 với 2 mã cổ phiếu là REE và SAM, đã đánh dấu mốc lịch sử, bước đi đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trải qua 20 năm hoạt động, đến nay thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ. Số nhà đầu tư tăng cao không chỉ về số lượng mà đặc biệt là chất lượng. Theo thống kê từ số Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, tính đến hết tháng 5 đã có 16.1000 tài khoản nhà đầu tư tổ chức và 35.800 tài khoản đến từ nhà đầu tư nước ngoài, trong tổng số 2.46 triệu tài khoản đầu tư hiện có trên thị trường.
Riêng trong giai đoạn 2015-1019, tốc độ tăng trưởng số lượng tài khoản nhà đầu tư tổ chức, nhà đầu tư nước ngoài đạt mức 15%/1 năm, tăng gấp rưỡi so với mức tăng trưởng trung bình của tổng tài khoản.
Không chỉ phát triển mạnh mẽ về quy mô vốn hóa thị trường, cơ cấu mà thị trường chứng khoán cũng ngày một hoàn thiện, đầy đủ. Các cơ sở hàng hóa ngày càng đa dạng với các sản phẩm cổ phiếu, trái phiếu, hợp đồng tương lai, chứng chỉ quỹ và chứng quyền có đảm đảm. Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã được tổ chức FTSE Russell liệt kê vào danh sách xem xét nâng cao thứ hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi ở cấp độ hai. Như vậy có thể thấy sau 20 năm, thị trường không chỉ phát triển về lượng mà còn có sự nâng cao rõ rệt về chất.
Theo đánh giá của Chủ tịch Dragon Capital, Ông Dominic Scriven cho biết: Thị trường chứng khoán Việt Nam đã làm được nhiều điều thành công dù so với các thị trường có bề dày hàng trăm năm khác thì tuổi đời 20 năm của chứng khoán Việt Nam vẫn là non trẻ. Ông cho rằng, thị trường Việt Nam năm nào cũng phát triển ấn tượng hơn những năm trước và những người đã đặt nền móng cho nó hoàn toàn có thể tự hào về điều này.
Vẫn còn nhiều khó khăn, thử thách mà thị trường chứng khoán cần vượt qua
Có thể nói sau gần 20, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn không thể thiếu trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức trong thời gian tới cần phải đối mặt và vượt qua.
Thị trường cổ phiếu tiếp tục phát triển cả về quy mô và thanh khoản nhưng chưa thực sự bền vững. Các chỉ số VN-Index, VN30… có thể biến động bất thường tùy theo giai đoạn. Hay những tác động lớn từ tình hình chính trị, kinh tế, tài chính trên thế giới trong thời gian vừa qua cũng sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tuy thị trường chứng khoán phái sinh đang có tốc độ phát triển nhanh nhưng quy mô vẫn chưa xứng với tiềm năng, sự đa dạng của hàng hóa, chưa đủ sức hấp dẫn với các nhà đầu tư lớn....
Trước những tình hình khó khăn, thách thức đó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán nhà nước tiếp tục nhấn mạnh việc cải thiện cơ chế, chính sách, tạo những điều kiện hấp dẫn hơn để các nhà đầu tư có thể nhập cuộc.
Các chính sách tăng cường chất lượng quản trị doanh nghiệp cũng vẫn được chú trọng tới. Các điều khoản Luật Chứng khoán mới có hiệu lực từ năm 2021 đã có quy định chặt chẽ hơn về điều kiện phát hành, niêm yết hay chuẩn mực công bố thông tin.
Tất cả những điều đó sẽ góp phần tạo nên sự vững mạnh cho thị trường chứng khoán Việt Nam.