Cho rằng 3 xe công vụ của Thanh tra Tổng cụ Đường bộ, Bộ Giao thông cản trở, gây khó doanh nghiệp, Công ty Phương Anh đã "nhốt" 3 xe công vụ 4 ngày.
Theo tin tức trên báo Dân Trí, Thanh Niên, Người Lao Động, chiều ngày 17/5, Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Phương Anh đã chấp nhận "giải phòng" đoàn xe công vụ bị "nhốt" từ trước đó.
Trước đó, vào chiều ngày 13/5, Tổ liên ngành của Tổng cục Đường bộ và Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C64, Bộ Công an) thực hiện kiểm soát xe qua stair tại địa phận huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
Tại đây, tổ liên ngành đã phát hiện 3 chiếc xe tải có dấu hiệu chở quá tải, thay đổi kích thước thùng xe nên đã yêu cầu dừng xe kiểm tra.
Đây là 3 xe của Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và thương mại Phương Anh, chở vật liệu phục vụ thi công Dự án xây dựng công trình tuyến đường bộ nối hai tỉnh Thái Bình - Hà Nam với tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ- Ninh Bình. Khi lực lượng yêu cầu dừng xe kiểm tra, thì lái xe không xuất trình giấy tờ, không hợp tác và rời khỏi hiện trường.
Đến hơn 20h cùng ngày, các tài xế xe trên mới xuất trình giấy tờ xe. Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng yêu cầu cân tải trọng thì các tài xế lại tiếp tục bỏ đi.
Sự việc càng trở nên phức tạp hơn vào sáng ngày 14/5, khi Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và thương mại Phương Anh dùng 4 xe lu và 3 máy xúc chặn đường, cản trở việc xử lý các xe quá tải; đồng thời “nhốt” luôn đoàn xe của lực lượng liên ngành tại điểm 3 chiếc xe tải đang dừng.
Ngay sau đó, doanh nghiệp (DN) này bất ngờ đưa các phương tiện xe lu, máy xúc đến “nhốt” 2 xe công vụ và 1 xe cứu hộ của Tổ liên ngành.
Liên tiếp từ ngày 13 đến trưa 17-5, Công an huyện Hưng Hà, Thanh tra Sở Giao thông vận tải Thái Bình đã tới hiện trường, phối hợp với tổ liên ngành, vận động chủ xe giải tỏa các xe lu, máy xúc nhưng phía doanh nghiệp vẫn chưa chịu di dời xe lu, máy xúc.
Lý do từ phía DN đưa ra là “lỗi” thuộc về phía Tổ công tác vì đã không minh bạch, không theo đúng trình tự, quy định của pháp luật trong quá trình thực thi công vụ; không xuất trình giấy tờ, kế hoạch công tác, tự tiện dừng - giữ phương tiện; giật tem kiểm định, tem phí bảo trì đường bộ trên phương tiện xe của Công ty là hành vi phá hoại tài sản của doanh nghiệp; ra lệnh dừng sản xuất thi công của đơn vị là không đúng thẩm quyền, vi phạm pháp luật; Kiểm tra phương tiện của doanh nghiệp trên tuyến đường công vụ đang thi công dự án là trái phép…
Ngay sau đó, bà Hoàng Thị Phương, Tổng giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Phương Anh, đã có đơn kêu cứu và đơn tố cáo gửi đến các cơ quan chức năng về các hành vi cản trở, gây khó doanh nghiệp của Thanh tra Tổng cục Đường bộ, Bộ Giao thông Vận tải.
Đại tá Nguyễn Đình Trung cho biết đến cuối giờ chiều 17-5, Công an tỉnh đã kết hợp cùng các đơn vị chức năng, chính quyền địa phương tuyên truyền vận động chủ DN đưa phương tiện xe xúc, máy ủi đi nơi khác để “giải phóng” cho đoàn xe công vụ. Đến cuối giờ chiều ngày 15-5, phía DN đã đưa phương tiện đi nơi khác. Đoàn xe công vụ đã được bàn giao cho Tổ công tác.
Phó Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình cho biết thêm “việc bên nào đúng, bên nào sai chưa thể kết luận ngay được mà phải chờ xác minh, điều tra”.