Tết đến Xuân về, mọi nhà đều bày mâm ngũ quả để gửi gắm những ý nghĩ và mong ước của gia chủ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách bày mâm ngũ quả đúng cách.
Thực tế, nhiều người thường mắc những sai lầm sau khi bày mâm ngũ quả ngày Tết trong gia đình.
Không hiểu ý nghĩa các loại quả theo ngũ hành
Trong mâm ngũ quả thường phải có 5 loại quả. Những loại quả này tương ứng với 5 màu theo ngũ hành. Theo quan niệm của người phương Đông, các màu quả cần có là: đen, đỏ, xanh, trắng, vàng, lần lượt tượng trưng cho Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Hầu hết mâm ngũ quả không thể thiếu nải chuối xanh. Màu xanh của chuối được coi là Hành Mộc. Nải chuối có các quả bao lên như bàn tay, có ý che chở, sự sung túc, đùm bọc và gắn kết. Thực tế là trên mâm ngũ quả, nải chuối cũng bao bọc, nâng đỡ các loại quả khác.
Giữa nải chuối thường là quả bưởi màu vàng (ứng với Hành Thổ), ý nghĩa là cầu phúc lộc (nhiều người cũng dùng quả phật thủ hay quả lựu chín vàng).
Khi bày ngũ quả, các gia chủ nên chú ý chọn quả theo màu sắc của Ngũ Hành được thì càng tốt. Ảnh minh họa. |
Ngoài ra, mâm ngũ quả còn có loại quả có màu đỏ (thường là dưa hấu). Đây là quả tượng trưng cho Hành Hỏa. Bên cạnh đó, Hành Kim là những loại quả có màu trắng sáng quả đào, quả roi ở miền Bắc; Hành Thủy được tượng trưng bằng quả có màu đen, sẫm như mận, hồng xiêm..
Bởi thế, khi bày ngũ quả, các gia chủ nên chú ý chọn quả theo màu sắc của Ngũ Hành được thì càng tốt. Tuy nhiên, màu sắc mâm ngũ quả cũng không nhất thiết phải có đủ các loại quả có màu theo ngũ hành. Bạn vẫn có thể chọn quả những quả theo nghĩa riêng, thể hiện mong muốn của gia chủ.
Không hiểu đúng ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày Tết
Hầu như mỗi địa phương có cách bày mâm ngũ quả khác nhau. Bởi thế, mọi người thường sử dụng các loại quả với ý nghĩa riêng. Song tựu chung lại, mâm ngũ quả ngày Tết của mỗi gia đình thường thể hiện mong muốn, ước nguyện của gia chủ. Bởi thế, mọi nhà rất nên chú ý bày biện để có mâm ngũ quả đẹp, ấm cúng, đem lại cảm giác sung túc.
Mâm ngũ quả ngày Tết ở mỗi vùng miền có ý nghĩa khác nhau nhưng đều có ý nghĩa cầu cho cuộc sống no đủ, Bình An, phát đạt...
Không dùng khăn giấy ẩm lau sạch hoa quả để bày mâm ngũ quả
Nhiều gia đình mua quả về, thường rửa cẩn thận cho quả bóng, đẹp. Nhưng việc làm này sẽ làm quả sớm bị héo hoặc thối nếu có chỗ đọng nước.
Do đó, bạn chỉ cần dùng khăn giấy ẩm lau sạch quả là được. Với những quả bưởi mà vỏ bị ố vàng hay mốc xanh, có thể hòa chút nước vôi sạch, thấm vào khăn lau đều sẽ cho vỏ bưởi vàng mà không lo đọng nước, héo bưởi.
Không chọn quả xanh
Hầu như ngày 28-29 Tết, mọi nhà thường bày biện mâm ngũ quả. Tuy nhiên nhiều người có sai lầm chọn những quả đã chín đẹp, vừa mắt thì khi bày. Do đó, trong mấy ngày Tết, những loại quả này đã có thể bị chín quá, lá héo, mũm vỏ.
Thực tế, bạn nên chọn những quả già nhưng chưa chín quá. Nải chuối nhất định phải còn xanh để đủ cứng cáp, đỡ những quả khác và còn đảm bảo ý nghĩa màu sắc theo Ngũ Hành. Những loại quả như xoài, mãng cầu, đu đủ, hồng… nên mua quả ương về bày để không bị thối.
Nếu không tìm được Phật thủ, có thể thay bằng quả bưởi chín vàng, cũng mang ý nghĩa tương tự. Ảnh minh họa. |
Không mua Phật thủ về để bày mâm ngũ quả
Nhiều người thường chăm chăm để ý đến các loại quả để đảm bảo yếu tố ngũ hành mà quên mất việc mua Phật thủ bày trên bàn thờ. Điều này cũng là một thiếu sót lớn.
Dù thế nào, bạn cũng nên mua thêm quả phật thủ. Bởi quả Phật thủ màu vàng - tượng trưng hành thổ nên được đặt ở giữa, trong lòng nải chuối. Phật thủ là loại quả có mười cánh múi chụm lên như 10 ngón tay nên dân gian gọi là tay Phật. Phật thủ được trưng lên bàn thờ với niềm cầu mong được bàn tay Phật trời ban phúc lộc.
Nếu không tìm được Phật thủ, có thể thay bằng quả bưởi chín vàng, cũng mang ý nghĩa tương tự.
Thanh Hà