Hôn người dưới 16 tuổi có thể bị coi là Dâm ô trẻ em
Nghị quyết 06 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dân xử các vụ án xâm hịa tình dục người dưới 18 tuổi sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 5/11/2019.
Theo đó, việc hôn người dưới 16 tuổi cũng được xem là hành vi Dâm ô trẻ em.
Danh mục thuốc bảo vệ thực vật bị cấm sử dụng tại Việt Nam
Thông tư số 10 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chính thức có hiệu lực từ 5/11/2019.
Theo đó, ngoài việc công bố 4.021 loại thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam thì Thông tư này cũng công bố Danh mục 41 loại thuốc bảo vệ thực vật bị cấm tuyệt đối sử dụng trong đó có: Thuốc bảo vệ thực vật có chứa Chlordimeform; thuốc bảo vệ thực vật có chứa Isobenzen; thuốc bảo vệ thực vật có chứa Isodrin…
Mở đường cho dịch vụ phụ trở bảo hiểm
Luật sửa đổi, bổ sung Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực từ ngày 1/11/2019.
Theo đó, Luật chính thức mở đường cho dịch vụ phụ trợ bảo hiểm gồm Tư vấn bảo hiểm; đánh giá các rủi ro; tính toán bảo hiểm; giám định tổn thất...
Trong đó, các cá nhân chỉ được quyên cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm môi giới bảo hiểm và các tổ chức khác có tư cách pháp nhân sẽ được quyền cung cấp tất cả các phụ trợ bảo hiểm.
Bộ Tài chính có hướng dẫn mới về hóa đơn điện tử
Thông tư Bộ tài chính hướng dẫn về hóa đơn điện tử chính thức có hiệu lực từ ngày 14/11/2019.
Theo đó, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ cá nhân kinh doanh phải đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử.
Thông tư này cũng đã quy định cụ thể về các nội dung có trên hóa đơn điện tử nhưng trong một số trường hợp nhất định, trên hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có đầy đủ các nội dung.
>>>Có thể bạn quan tâm: Giá vàng, Giá vàng mới nhất hôm nay 2/11: Ảm đạm không đủ sức bật phá đầu tháng
Thông tư 68 cũng cho phép các doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh để tạo thêm thông tin về biểu trưng, logo để thể hiện nhãn hiệu, thương hiệu.
Cấm quản lý thị trường mua hàng hóa của đơn vị đang kiểm tra
Thông tư 18 có nêu ra một loạt những hoạt động không được làm trong hoạt động công vụ của lực lượng Quản lý thị trường được Bộ Công thương liệt kê chính thức có hiệu lực từ 15/11/2019.
Theo đó, trong thông tư này quy định quản lý thị trường không được gợi ý, đòi hỏi các lợi ích vật chất, phi vật chất hoặc cố ý vay mượn tiền bạc, mua hàng của tổ chức, cá nhân đang trong quá trình thanh tra chuyên ngành, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính.
Sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt
Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ban hành ngày 25/09/2020 của Chính phủ quy định sinh viên sư phạm sẽ được nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí và được hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập.
Quy định này chính thức có hiệu lực từ ngày 15/11/2019.
Sẽ phạt đến 200 triệu đồng nếu vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế
Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ban hành ngày 28/09/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 15/11/2020.
Theo đó, nghị định này quy định mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về dân số: 30 triệu đồng đối với cá nhân và 60 triệu đồng đối với tổ chức.
Đối với hành vi vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng chống HIV/AIDS, mức phạt tiền tối đa là 50 triệu đồng đối với cá nhân và 60 triệu đồng đối với các tổ chức.
Hành vi vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế sẽ chịu mức phạt tiền tối đa là 75 triệu đồng đối với cá nhân và 150 triệu đồng đối với tổ chức.
Đối với hành vi vi phạm hành chính về khám, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế, mức phạt tiền tối đã sẽ lên đến 200 triệu đồng đối với tổ chức.