Công thức để tính ra sự thay đổi độ dài của một ngày tiêu chuẩn được phát hiện sau khi con người phát minh ra các đồng hồ nguyên tử chính xác trong thập niên 1960. Họ so sánh nó với các ngôi sao cố định trên bầu trời. Giây nhuận cuối cùng được thêm vào giao thừa năm 2016. Khi đó, đồng hồ trên khắp thể giới phải "đứng hình" một giây để vòng quay Trái đất đuổi kịp.
Vào ngày 19/7/2020 là một ngày đặc biệt vì theo ghi chép từ các nhà khoa học, đây là ngày ngắn nhất tính từ năm 1960 khi Trái đất quay xong một vòng nhanh hơn 1,4602 mili giây (1 mili giây = 1/1.000 giây) so với mức bình thường. Đáng chú ý là năm 2020, đã có 28 ngày phá kỷ lục ngày ngắn nhất so với ngày được ghi nhận vào năm 2005. Sự ngắn đi này rất nhỏ nên chúng ta không nhận biết được.
Trái Đất đang ngày càng quay nhanh hơn một cách bất thường, hay nói theo cách khác là một ngày trên hành tinh chúng ta đang sống sẽ dần ngắn lại. Nếu xu hướng này tăng lên, đồng hồ có thể sẽ không còn đủ 24 giờ như cách con người vẫn đang áp dụng như bây giờ.
Vào năm 2021, xu hướng này được các nhà khoa học dự báo sẽ tiếp tục tăng và có xu hướng trở thành năm ngắn hơn bao giờ hết. Điều này cúng có nghĩa là không có "giây nhuận" nào sẽ được thêm vào giờ hiện hành chính thức của thế giới vào tháng 12 năm 2020 bởi Trái đất đã quay nhanh hơn. Điều này có thể hiểu là con người sẽ sớm phải sử dụng một "giây nhuận âm", tức là trừ đi một giây thay vì cộng thêm như từ trước đến nay.
Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy sự nóng lên toàn cầu có thể là lý do đằng sau vòng quay nhanh hơn của Trái đất. Khi các sông băng tan chảy, sự phân bố lại khối lượng khiến Trái đất dịch chuyển và quay nhanh hơn trên trục của nó.
Hôm 3/1, một ngày Trái đất chỉ kéo dài 23 giờ 59 phút và 59,9998927 giây, sau đó vẫn tiếp tục ngắn lại. Một ngày giờ đây đã ngắn hơn con số 24 giờ. Theo tính toán, đồng hồ nguyên tử trong năm 2021 sẽ lệch đi tổng cộng 19 mili giây.
Tốc độ quay nhanh hơn cũng làm gia tăng mực nước biển và nguy cơ bão lũ, động đất. Nếu Trái Đất quay nhanh hơn 160 km/h, những nơi cận hoặc chạy qua xích đạo như lưu vực sông Amazon, phía bắc Australia sẽ bị nhấn chìm dưới nước với độ sâu từ 9 đến gần 20m.