Nhược thị còn được gọi là bệnh "mắt lười" là hiện tượng suy giảm khả năng hoạt động của các cơ quan thị giác. Không được điều trị sớm, mắt bị suy nhược, gây ảnh hưởng lớn đến sự hình thành thị giác 2 mắt thậm chí dẫn đến mù lòa.
Vân Hugo bật khóc khi tiết lộ bị hỏng một mắt do nhược thị. Ảnh VTV |
Theo thông tin trên báo Sức khỏe & Đời sống, nguyên nhân dẫn đến bệnh nhược thị do:
- Nhược thị do lác là hình thái nhược thị phổ biến nhất.
- Nhược thị do tật khúc xạ: bao gồm cận thị, viễn thị, loạn thị và lệch khúc xạ (độ khúc xạ ở hai mắt không bằng nhau).
Trong trường hợp này, võng mạc sẽ không nhận được hình ảnh rõ nét làm cho thị lực phát triển bất thường gây nhược thị.
Hoặc nhược thi do võng mạc không được kích thích vì có sự cản trở đường đi của ánh sáng tới võng mạc, gây ra nhược thị. Loại nhược thị này hay gặp trong sụp mi bẩm sinh, đục thủy tinh thể bẩm sinh, sẹo giác mạc...
- Phương pháp điều trị:
+ Phương pháp phổ biến và đạt hiệu quả cao và dễ thực hiện nhất là bịt mắt tức là sử dụng miếng dán che mắt lành để kích thích mắt “lười”.
+ Nếu nhược thị xuất phát từ những nguyên nhân thực thể như lác, tật khúc xạ, đục thủy tinh thể hay tổn thương võng mạc, cần cho những can thiệp kịp thời và hợp lý để cải thiện thị lực cho mắt. Ngoài ra còn có các phương pháp khác như gia phạt quang học, dùng thuốc, kích thích thị giá CAM, phục thị...
Cần tìm chính xác nguyên nhân và mức độ bệnh, độ tuổi, ý thức của bệnh nhân đồng thời phát hiện kịp thời là yếu tố quan trọng nhất.
Nếu việc điều trị nhược thị được tiến hành càng sớm thì tỉ lệ phục hồi thị lực sẽ càng cao, thời gian điều trị sẽ ngắn hơn.
Dã Quỳ (tổng hợp)