Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã nhận trách nhiệm với xã hội về các vấn đề vướng mắc trong kì xét tuyển năm nay.
[mecloud] CqI4V4KWfU[/mecloud]
Chiều 21/8, Phó Thủ tướng Nguyễn Đức Đam đã làm việc với Bộ GD-ĐT cùng các bộ ban ngành về các vấn đề liên quan đến sự đổi mới kì thi THPT Quốc gia và xét tuyển ĐH, CĐ 2015.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã nhận trách nhiệm với xã hội về các vấn đề vướng mắc trong kì xét tuyển năm nay.
Tại buổi làm việc chiều nay, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã báo cáo với Phó Thủ tướng Nguyễn Đức Đam về quá trình triến khai công tác xét tuyển đợt 1 năm nay. Theo đó, đến hết ngày 20/8 có 570.000 thí sinh đăng kí tham gia xét tuyển.
Trước hết có thể thấy lấy kết quả kì thi THPT Quốc gia để xét tuyển ĐH, CĐ là một chủ trương đúng, tạo cơ hội cho các thí sinh có thể đỗ ĐH. Ngoài ra còn giải quyết tình trạng có những thí sinh đạt điểm cao nhưng vẫn trượt ĐH, tăng thêm nguồn tuyển cho các trường.
Bên cạnh đó, cũng tổ chức cuộc thăm dò nhanh ý kiến của dư luận, phần lớn dư luận đánh giá rất cao kì thi năm nay vì đã giải quyết được hai vấn đề lớn: Tiết kiệm về thời gian và chi phí cho xã hội, giảm áp lực cho thí sinh và phụ huynh.
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT thí sinh phải đăng kí thay đổi nguyện vọng trong đợt xét tuyển lần 1 có khoảng 43.000 em chiếm 8,1% thí sinh đăngkí tham gia xét tuyển. Phần lớn các em thay đổi nguyện vọng là ở 30 trường top đầu, hàng năm thu hút nguồn tuyển lớn.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận |
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cũng đã thừa nhận trong quá trình tổ chức xét tuyển do nhều nguyên nhân đã phát sinh những vướng mắc, phương pháp thực hiện chưa tốt, việc cung cấp thông tin cho các em cũng chưa đầy đủ, ngưỡng nhận hồ sơ xet tuyển của các trường quá thấp, không có sự phân tầng rõ rệt khiến nhiều thí sinh và người nhà phải chạy đôn đáo.
Một số bất cập mà Bộ trưởng thừa nhận: Để thí sinh đăng kí quá nhiều nguyện vọng, cho các em được điều chỉnh hồ sơ trong 20 ngày là quá dài, quy định liên quan hồ sơ xét tuyển chưa hợp lí, tạo ra sự căng thẳng cho nhiều thí sinh và phụ huynh, đi lại, tại các trường đại học gây sự tốn kém.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bất cập này nhưng phần lớn do Bộ GD&ĐT chưa cân nhắc hết tính phức tạp và hiệu ứng ngược của những giải pháp khi thiết kế tạo thuận lợi cho thí sinh.
Thay mặt Bộ GD-ĐT, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nhận trách nhiệm về việc này.
Để khắc phục những bất cập này trong những đợt bổ sung sau, chiều 21/8, Bộ GD&ĐT có công văn gửi các Sở GD&ĐT hướng dẫn thực hiện công tác xét tuyển cho các nguyện vọng bổ sung:
Thứ nhất, trong đợt 2 sẽ không có việc điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển như đợt 1.
Thứ 2, các em đăng kí bằng 1 phiếu đăng kí xét tuyển trên mạng sau đó điền thông tin và gửi về các Sở GD-ĐT, các trường THPT nới các em học, chúng tôi đảm bảo thông tin mà các em đăng kí sẽ chuyển về các trường noi các cháu có nguyện vọng học.
Thứ 3, chỉ đạo các trường công bố kết quả xét tuyển và chỉ tiêu còn lại mà các trường xét tuyển trong đợt 2, các trường công bố ngay kết quả xét tuyển khi các trường có đủ hồ sơ đăng kí.
Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cũng khẳng định việc sử dụng hệ thông quản lí thi THPT Quốc gia nằm hạn chế tối đa các tiêu cực nảy sinh trong quá trình xét tuyển, không một đơn vị nào có thể can thiệp, bổ sung hồ sơ của các thí sinh.
Kết quả xét tuyển nguyện vọng 1 sẽ được công bố trước ngày 25/8. Tiếp đó, công tác xét nguyện vọng bổ sung sẽ được tiến hành từ ngày 20/9 tới đây.
Nguyễn Thanh