Đây là nội dung nổi bật nhất được nhiều người quan tâm, năm trong Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, vừa được Chính phủ ban hành.
Theo đó, thông tin đầy đủ, cách tính lương, những đối tượng được hưởng quy định cụ thể dưới đây:
- Trường hợp 1: Lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào thời giờ làm việc và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Số ngày nghỉ này do người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận nhưng tối thiểu 3 ngày/tháng, thời điểm nghỉ cụ thể của từng tháng do người lao động thông báo với người sử dụng lao động.
>> Xem thêm: Không khí lạnh tăng cường tiếp tục dồn dập xuống miền Bắc, có nơi dưới 5 độ
- Trường hợp 2: Lao động nữ có yêu cầu nghỉ linh hoạt hơn thì hai bên thỏa thuận để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ;
- Trường hợp 3: Lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương hiện hưởng, còn được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ và thời gian làm việc này không tính vào thời giờ làm thêm của người lao động.
Bên cạnh nội dung chính này, người sử dụng lao động còn khuyến khích tạo điều kiện cho nữ lao động mang thai được nghỉ đi khám theo quy định tại Điều 32 của Luật bảo hiểm xã hội.
Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi có quyền được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ này vẫn được hưởng đủ tiền lương. Nếu không có nhu cầu có thể thỏa thuận với chủ lao động sao cho phù hợp.
Ngoài việc khuyến khích người lao động nữ có con từ 12 tháng tuổi trở lên vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc. Thời gian nghỉ này có thể thỏa thuận với chủ lao động cho phù hợp.