Mức đóng BHYT của học sinh, sinh viên
Theo quy định, đối tượng học sinh, sinh viên tham gia BHYT được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng.
Theo đó, mức đóng của HSSV được xác định theo tỷ lệ phần trăm của mức lương cơ sở.
Trong năm học 2020 - 2021 không có sự thay đổi nhiều về mức đóng BHYT của học sinh sinh viên.
Cụ thể, HSSV sẽ đóng với mức đóng là 4,5% mức lương cơ sở.
>>> Xem thêm: 13 đối tượng cán bộ, công viên chức và người lao động thuộc diện tinh giản biên chế
Tương đương với: 4,5% x 1.490.000 đồng = 67.050 đồng/tháng.
Ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% nên số tiền thực tế mà học sinh, sinh viên phải đóng hàng tháng là 46.935 đồng/tháng tương đương với 563.220 đồng/năm.
Đóng BHYT học sinh, sinh viên được hưởng quyền lợi gì?
BHYT vẫn đang đảm bảo việc trích chuyển 5% từ nguồn thu BHYT để phục vụ cho công tác phát triển y tế học đường.
Tham gia đóng BHYT, học sinh sinh viên sẽ được hưởng các quyền lợi thông qua công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu tại trường như: Sơ cấp cứu, xử lý ban đầu khi bị tai nạn, thương tích, các bệnh thông thường...
Mức chi trả BHYT đối với học sinh, sinh viên như thế nào?
Khám đúng tuyển: Khi đi khám đúng tuyến, học sinh sinh viên sẽ được chi trả các mức từ 80% - 95% - 100% tùy từng mã thẻ và trong phạm vi chi trả của quỹ BHYT.
Học sinh, sinh viên sẽ được hưởng các dịch vụ kỹ thuật, máu, thuốc, vật tư y tế...theo hạng mục điều kiện và tỷ lệ quy định của Bộ Y tế.
Học sinh sinh viên cũng được miễn đồng chi trả chi phí khám, chũa bệnh BHYT khi tham gia BHYT từ 5 năm liên tục trở lên, có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh BHYT trong năm quá 6 tháng lương cơ sở và đi khám chữa bệnh đúng quy định.