"Thanh Lam phát biểu theo yêu cầu của một nghệ sĩ được học hành cao. Thanh Lam cũng tốt nghiệp ở Học viện Âm nhạc Quốc gia nhưng ban đầu học ở khoa Nhạc cụ. Mới đầu đi hát, Lam cũng không học thanh nhạc ngay mà học đàn tỳ bà, sau đó mới chuyển sang học thanh nhạc", nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh - Chủ tịch hội nhạc sĩ Hà Nội nói.
Thanh Lam nổi tiếng là nghệ sĩ có những phát ngôn thẳng thắn về nghề khiến cho dư luận tranh cãi. Và mới đây nhất, nữ ca sĩ này tiếp tục khiến nhiều nghệ sĩ miền Nam "nóng mặt" khi đưa ra nhận xét thẳng thắn: "Nhiều ca sĩ miền Nam chẳng học hành gì cả mà vẫn nổi tiếng nhờ truyền thông. Tôi đặt dấu hỏi về điều này".
Trước phát ngôn gây tranh cãi của Thanh Lam, ca sĩ Quang Hà cho PV báo Người Đưa Tin biết: “Là một người miền Bắc vào Nam lập nghiệp, tôi rất hiểu và yêu thương nghệ sĩ ở trong Nam. Nếu một người ca sĩ được học hành bài bản, thì sẽ làm chủ được sân khấu, cảm xúc của mình. Thanh Lam nói cũng có lý, nhưng nó đúng với ca sĩ các miền, chứ không chỉ riêng miền Nam. Nhiều nghệ sĩ ở dòng nhạc Bolero không qua trường lớp nhưng lại hát rất hay, vì họ hát bằng khả năng, năng khiếu của mình.
Hiện nay, nhiều ca sĩ miền Bắc đã Nam tiến, vì họ thấy môi trường trong này phù hợp với họ. Và ai cũng mong muốn mình được hoạt động trong một môi trường công bằng, chuyên nghiệp”.
Ca sĩ Quang Hà thấy tiếc cho những phát ngôn của Thanh Lam. |
“Khán giả rất tinh ý, bây giờ họ “cảm” âm nhạc bằng đôi tai và cả trái tim, nên không dễ gì mà truyền thông “qua mặt” được họ. Thanh Lam nói như thế, vì chị có lý do riêng của mình, nhưng chị ấy cũng cần tiết chế lời nói của mình để không làm các nghệ sĩ miền Nam bị tổn thương. Tôi cũng thấy tiếc vì những phát ngôn này. Khán giả thì cứ thấy ai hát hay họ sẽ ủng hộ nghệ sĩ ấy. Nhiều người học cao nhưng khi hát cũng không được khán giả đón nhận” – Quang Hà cho biết.
Ca sĩ Dương Ngọc Thái. |
Ca sĩ Dương Ngọc Thái – một ca sĩ hát nhạc Bolero, người nổi tiếng với ca khúc “Gọi đò” cho hay: “Cá nhân tôi thấy rằng, chị Thanh Lam nói như thế là chưa đúng. Có những ca sĩ, ban đầu họ chưa biết về thanh nhạc, nhưng sau đó, theo thời gian, họ lại hát hay là do họ có năng khiếu - cái mà nhiều người mặc dù có bằng cấp khi hát cũng không bằng. Đúng là nếu có kiến thức về thanh nhạc, thì người ca sĩ có kỹ thuật hát hơn, giữ giọng lâu hơn. Nhưng quan trọng là sự ham học hỏi, và hoàn thiện mình dần theo thời gian. Chị Thanh Lam thẳng thắn quá, e rằng sẽ động chạm đến nghệ sĩ miền Nam”.
Ca sĩ Dương Ngọc Thái chia sẻ thêm: “Việc chị Thanh Lam bảo là không có tài năng, không được học hành, chỉ nhờ truyền thông mà nổi tiếng cũng chưa thuyết phục. Bởi vì, phải “có bột mới gột nên hồ”, truyền thông bây giờ rất tinh tế, họ không dễ bị “dắt mũi” thế đâu. Nếu có tài năng, hoặc tiềm năng thì mới được lăng – xê, và sự lăng – xê ấy là chỉ chất xúc tác cho ca sĩ thôi, chứ không có khả năng thì cũng sẽ không thể nổi tiếng được”.
Nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh cho biết, Thanh Lam từng học đàn tỳ bà, sau đó mới học thanh nhạc. |
Trước phát ngôn gây tranh cãi của Thanh Lam, nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh – Chủ tịch hội Nhạc sĩ Hà Nội cho biết: “Thực ra, khi ca sĩ hát trên sân khấu, khán giả và giới chuyên môn đánh giá hiệu quả qua bài hát, có hợp với người nghe hát không chứ người ta không thắc mắc việc người này có học qua trường lớp không. Tuy nhiên, nếu được đào tạo một cách bài bản thì cũng là một điều tốt với ca sĩ, bởi họ sẽ hát hay hơn, có kỹ thuật hơn. Nhiều nghệ sĩ không được học hành đến nơi đến chốn nhưng hát được, đấy là… ăn may.
Thanh Lam phát biểu theo yêu cầu của một nghệ sĩ được học hành cao. Thanh Lam cũng tốt nghiệp ở Học viện Âm nhạc Quốc gia nhưng ban đầu học ở khoa Nhạc cụ. Mới đầu đi hát, Lam cũng không học thanh nhạc ngay mà học đàn tỳ bà, sau đó mới chuyển sang học thanh nhạc. Tuy nhiên, về các kiến thức âm nhạc cơ bản, thì Lam vẫn được đào tạo và được học chuyên sâu”.
Lạc Thành