Tin Mới
Nóng 24h
Ad
  1. Pháp luật

Chủ tịch nước xin phê chuẩn Công ước chống tra tấn

Hà Thị Bích Phương
Thứ sáu, 24/10/2014, 08:19 (GMT+7)
likefb
sharefb

Ngày 23/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn Công ước chống tra tấn và các hình thức đổi xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người của Liên Hợp Quốc.

Ad

  • Phi công trẻ tra tấn, giết dã man con gái người tình có thể bị tử hình
  • Hàng trăm công ty Trung Quốc sản xuất “công cụ tra tấn”
  • Vu chơi bạc bịp, tra tấn nam thanh niên như thời trung cổ

Ngày 23/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn Công ước chống tra tấn và các hình thức đổi xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người của Liên Hợp Quốc.


Công ước chống tra tấn của Liên Hợp Quốc được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 10/12/1984, có hiệu lực thi hành ngày 26/6/1987 và hiện có 155 quốc gia thành viên, 10 quốc gia đã ký nhưng chưa phê chuẩn Công ước, trong đó có Việt Nam.

Theo Chủ tịch nước, việc phê chuẩn Công ước này là bước hoàn thành thủ tục để Việt Nam trở thành thành viên của công ước, bao gồm các điều ước quốc tế về quyền con người.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (Ảnh VPQH)

Tuy nhiên, khi phê chuẩn, Việt Nam tuyên bố: Không áp dụng trực tiếp các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc chống tra tấn và các hình thức đổi xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người. Việc thực hiện các quy định của Công ước này sẽ theo nguyên tắc Hiến pháp và pháp luật thực định của Việt Nam, trên cơ sở thỏa thuận hợp tác song phương hoặc đa phương với nước khác và nguyên tắc có đi, có lại.

Thẩm tra báo cáo của Chính phủ về một số nội dung khi tham gia Công ước, Chủ nhiệm UB Đối ngoại của Quốc hội Trần Văn Hằng nhận định, việc phê chuẩn Công ước phù hợp với chủ trương, Chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước ta nhằm đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền con người cơ bản ở Việt Nam.

Việc phê chuẩn Công ước phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013, trong đó khẳng định mọi người có quyền không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Phê chuẩn Công ước cũng góp phần đấu tranh chống các luận điệu vu cáo, xuyên tạc về việc tra tấn, ngược đãi phạm nhân, người bị tạm giữ, tạm giam của các thế lực thù địch nhằm chống phá Nhà nước ta.

Chủ nhiệm UB Đối ngoại của Quốc hội Trần Văn Hằng cho rằng, trở thành thành viên đầy đủ của Công ước chống tra tấn, Việt Nam có thêm điều kiện tranh thủ sự ủng hộ của dư luận tiến bộ thế giới, tạo cơ sở tăng cường đối thoại về nhân quyền với các nước, các tổ chức quốc tế...

Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ thảo luận về việc tham gia Công ước chống tra tấn và sẽ có phiên biểu quyết thông qua việc phê chuẩn Công ước.

Hà Thị Bích Phương (t/h)

khampha.vn
Theo dõi Tinmoi.vn trên
Từ khóa:
công ước chống tra tấn

Cùng chuyên mục

Lỡ Vi Phạm Giao Thông? Đây Là Cách Tra Cứu Phạt Nguội Dễ Dàng Nhất

Chi tiết mức lương giáo viên sau khi tăng lương cơ sở từ 7/2023

Chi tiết bảng lương công chức được áp dụng từ 1/7/2023

Dùng giấy đăng ký xe photo công chứng khi lái xe có được không?

Thông tư mới về giãn chu kỳ đăng kiểm ô tô có hiệu lực từ 3/6

Hồ sơ nghỉ hưu trước tuổi của người tham gia BHXH tự nguyện gồm những gì?

Tinmoi.vn là trang thông tin điện tử tổng hợp của Công ty Cổ phần truyền thông công nghệ Netlink Việt Nam

Người chịu trách nhiệm nội dung: Trần Thị Huế

ĐT: +84-243-5586999

Email: tinmoi@netlink.vn

Địa chỉ trụ sở: Tầng 04, Tòa nhà Star, Lô D32 KĐT Cầu Giấy, Đường Dương Đình Nghệ, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

Liên hệ quảng cáo: 098 555 89 66 - Email: tha@netlink.vn

Giấy phép số 4540/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp.

Tin tức mới nhất Nóng 24h
  • Giới thiệu
  • Chính sách bảo mật
  • Liên hệ
  • Điều khoản sử dụng
© Bản quyền thuộc về Tinmoi.vn
© Không được sao chép lại bất kì thông tin nào từ website này khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tinmoi.vn