Theo kế hoạch, Hà Nội sẽ tổ chức làn đường ưu tiên cho xe buýt trên 4 trục đường bao gồm: tuyến đường Pháp Vân - Giải Phóng - Đại Cồ Việt 4,7 km; tuyến Nguyễn Văn Cừ - Ngô Gia Tự 5,9 km; tuyến Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến - Linh Đàm 9,6 km, tuyến Nguyễn Trãi - Trần Phú 5km. Đây là những tuyến đường có lưu lượng giao thông lớn, thường xuyên ùn tắc.
Đường Pháp Vân - Giải Phóng được xem là cửa ngõ phía Nam của Thủ đô, chính vì vậy lưu lượng phương tiện giao thông luôn trong tình trạng đông đúc. Dịp cuối tuần, lễ Tết thì tuyến đường Giải Phóng luôn phải "căng mình" gánh chịu áp lực giao thông.
Tuyến Nguyễn Trãi - Trần Phú dài 5km, dù rộng nhưng mặt đường này rất xấu và có quá nhiều điểm giao cắt dẫn đến vào giờ cao điểm các phương tiện giao thông phải chật vật di chuyển.
Vào những khung giờ cao điểm, hướng Nguyễn Trãi - Ngã Tư Sở luôn trong tình trạng tắc đường.
Tuyến Nguyễn Văn Cừ - Ngô Gia Tự cũng được Hà Nội lựa chọn để làm làn xe buýt riêng.
Sự phát triển quá nhanh của đô thị trong những năm gần đây khiến tuyến đường này thường xuyên ùn tắc.
Tuyến đường Khuất Duy Tiến - Phạm Hùng - Linh Đàm dài 9,6km...
...Dù mới được mở rộng dải phân cách ở làn dưới nhưng vẫn thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc nghiêm trọng.
Hà Nội hiện chỉ có một tuyến đường dành riêng cho xe buýt thường, bắt đầu từ điểm trung chuyển xe buýt Long Biên đến nút giao cắt Thanh Niên - Nghi Tàm - Yên Phụ. Tuyến đường dài 1,3 km, đưa vào sử dụng năm 2014.
Cuối năm 2016, Hà Nội Khai trương tuyến buýt nhanh (Bus Rapid Transit - BRT) Kim Mã - Yên Nghĩa với quãng đường khoảng 14,7 km từ Kim Mã xuống Yên Nghĩa với làn đường ưu tiên. Tuy nhiên, tuyến BRT này cũng có nhiều đoạn BRT đi chung với các phương tiện giao thông khác. Tuyến BRT số hai Kim Mã - Hoà Lạc được lên kế hoạch mở vào năm 2017 sau đó được thay thế bằng xe buýt thường.